Tận tường vui được bao nhiêu
Bệnh khổ, đói, đau lại quá nhiều
Vì ta cố ý không muốn hiểu
Do mình mê muội mạng sớm tiêu
Đời người sống khoảng bao lâu
Vô minh không nghĩ để quay đầu
Phước hết tội nhiều lôi sâu nữa
Tóc hết xanh người đã tỉnh chưa
Mạng mòn mau lắm ráng sửa mau
Chữ tử của ta biết lúc nào
Vô thường không hẹn không thông báo
A DI ĐÀ PHẬT không niệm sao?
Mãi mang nhiều khổ bởi mê giành
Hết thở thọ mang hồn ma lạnh
Vì tham đắm dục chẳng tu hành
Bon chen toan tính nghĩ sau chờ
Tạo nghiệp vô bờ mạng bỏ ngơ
Người ơi Cực Lạc đừng để lỡ
Cuối đời tốt lắm người không ngờ
Chúng ta buông xuống và cầu sanh
Quyết định phải tu phải Phật thành
Từ nay chấm dứt vòng sanh tử
Đới nghiệp phàm cư liên hoa dành (có tên)
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Pháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: 18
Hôm nay: 77
Tháng hiện tại: 3710
Tổng lượt truy cập: 215510
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-