Chúng ta vay trả, trả vay
Vay rồi, lại trả biết ngày nào xong
Chúng ta thua đủ hết lòng
Không tin nhân quả vào trong chỉ mình (tự chịu)
Chúng ta nhiều khoái mê sinh ( vọng)
Không hề nhìn nhận rằng mình đã sai
Chúng ta cứ kiếm khổ hoài
Đến khi quả chín không sai nó đòi
Chúng ta tự trả đó thôi
Tránh đâu cho thoát nợ đòi ngày đêm
Nhân gieo thì có quả tìm
Đừng gây tạo nữa tội thêm chất chồng
Thân người có được, hoài công
Vì không thức tỉnh vì không tận tường
Nhiễm trần ngủ dục khoái thương
Lợi danh hư vọng đủ đường bon chen
Có không hai chữ sang hèn
Đã lâu tập khí sâu quen tánh rồi
Đủ duyên tin PHẬT, sửa thôi
Cứu mình thoát khỏi luân hồi lâu xa
Tu thật cứu được ông bà
Mẹ cha chồng vợ của ta nhiều đời
Do duyên ân oán chung nơi (chung nhà)
Trả ân đòi nợ tả tơi cam lòng ( tất cả vì con)
Nào hay tất cả vốn không
Chỉ là duyên hợp trong vòng trả vay
Ân ân oán oán chung hoài (oan gia trái chủ )
Tháng ngày chịu đựng không hay biết gì
Vậy nên chuyển sửa tu đi
A Di ĐÀ PHẬT tin trì giúp ta
Trả ngay trong kiếp này mà
Không còn vay mượn oan gia sâu dầy
Nhất tâm một hướng về Tây
Cuối đời trả lại thân nầy hư vô
Hết rồi ba cõi tam đồ
Hết rồi thai khổ chui vô chờ ngày ( đầu thai)
Hết rồi thua thắng đúng sai
Hết rồi năm tháng đọa đày đói no ( lo no lo đói)
Hết rồi nghiệp trổ dày vò
Hết rồi sự khổ nhỏ to cuộc đời
Hết rồi quằn quại tả tơi
Hết rồi biển nghiệp chơi vơi một mình
Hết rồi toan tính ôm rinh
Hết rồi kiếp cuối nhục hình thoát ra ( A Tỳ)
Hết rồi say đắm quên nhà
Hết rồi mê giả, quên CHA lạc thành
Hết rồi thay đổi tử sanh
Hết rồi thân thúi, đã thành thân sen
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
Thân người khó, sau đừng hòng
Hết thở xong, không có lại.
mopham
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-