Đường sanh tử luân hồi ai thay trả
Cõi ta bà trăm mối mặc tình mang
Suy tư mãi ngổn ngang không bày tỏ
Đắng đo lòng thầm lặng chỉ mình ta
Ôi xót xa, trăm đường tâm vướng bận
Vạn nẻo sầu lận đận những suy tư
Thử nhìn lại, đầu kia đang chuyển trắng
Còn mang nặng, những gì khó nói xa hơn
Đùa giỡn đâu với tử sanh đã định
Lặng lẽ nhìn, mỗi người lần lượt trả vay
Cái khổ nầy, ai thay ta được
Lâu xa trước, ân oán chất chồng
Hoại giả phù du, ta mê không tường tận
Nhân quả bao giờ sai sót một ai
Nếu mãi sai, thống khổ này sao trả nổi
Luân Hồi là thật
Ta vô minh đùa giỡn mạng mình
Đã bao lâu
Sáu đường sinh trôi nổi
Ngẫm lại mình
Lầm lạc biết bao nhiêu
Khổ đủ điều
Vay trả đớn đau thân phải chịu
Mấy ai hiểu
Hết hơi rồi tính sổ từng giờ
Mơ hồ mơ hồ
Quẩn quanh không lối thoát
Hãy tỉnh giác tự mình lục đạo bước ra
PHẬT vì ta
Đã tu tạo tây phương cực lạc
Ta quay đầu
Bình đẳng giác không luận trai gái trẻ già
Phải biết xả
Những hoại phù làm ta vướng bận
Nhẹ nhàng rồi
Dõng mãnh tinh tấn quyết một đời nầy
Cầu về Tây
Ta không còn thây thai thúi mục
Thọ, Quang, Đức,
Vĩnh hằng trường cửu thiên thu
Trược ác khổ
Dẫn chúng ta đoạ sa bao kiếp
Do ta mê
Nghiệp thật có, mê hoặc nói không
Nổi lòng thương
Thiêu thân lao vào sinh ly tử biệt
Tiếc một đời
Luân chuyển trả vay không nói nên lời
Hỡi cái khổ
Cũng tại do mình mê gây tạo
Trước và sau
Phước cạn, ngút ngàn đau đớn chẳng hay
Vẫn mê hoài
Vần xoay đời nầy tiếp qua kiếp khác
Vì vô minh
Cực lạc chê bay phỉ báng không cầu
Chết về đâu
Việc này mấy ai chịu tin là có
Chẳng biết lo
Cái mạng mình bỏ đáng thương vô cùng
Hãi hùng trả
Ý bày dẫn tâm, làm nhiều xấu ác
Tam đồ chờ
Một hơi không thở, ai tránh được đây
Lại khổ nữa
Tiếp tục vần xoay vào đường ác đạo
Trả quằn quại
Khổ nầy trả đến khi nào mới hết
Khổ vô cùng, khổ không nói hết, chúng ta đừng ngộ nhận chữ chết nầy nhẹ nhàng đơn giản, không như những gì chúng ta nghĩ đâu
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
Chết sẽ quyết định về cõi dữ hay cõi lành, tùy thuộc vào tạo tác ngày ngày của chúng ta...

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Pháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: 27
Hôm nay: 65
Tháng hiện tại: 3698
Tổng lượt truy cập: 215498
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-