Đắm say nhiều muốn ta bà
Cũng vì danh dục làm ma nữa rồi
Ham hoài nó cảm nó lôi
Đủ ngày duyên chín làm mồi tử sanh
Tin không…nếu sợ…đừng giành
Không tham, không thích, không sanh nhiễm gì
Bởi vì nó vốn có chi
Phù du hư giả không gì bền lâu
Bền chăng Phật Hiệu chuyên cầu
Không lâu thoát khỏi tội sâu A Tỳ
Kiếp người vui được mấy khi
Phước mòn mạng hết thì đi sáu đường
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT A DI ĐÀ PHẬT
Ôi một kiếp thân người ngắn ngủi
Hết thở rồi thống khổ nó vùi.

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Pháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: 8
Hôm nay: 49
Tháng hiện tại: 3682
Tổng lượt truy cập: 215482
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-