PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH- GIẢNG GIẢI (ÂN SƯ TỊNH KHÔNG)
TẬP 38/374
[1]Các đồng tu mới học, nếu nói đến tâm hạnh tương ưng với tự tánh thì rất khó. Vì sao vậy? Vì chưa kiến tánh. Hạnh tương ưng với tâm tánh ở mức độ thấp nhất phải là Bồ Tát Viên Giáo Sơ Trụ. Từ Sơ Trụ trở lên đến bốn mươi mốt Pháp Thân Đại Sĩ mà trên “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói, chúng ta xem thấy ở trên Kinh Hoa Nghiêm có hơn 170 đoàn thể, tâm hạnh của mỗi một người đều tương ưng với pháp tánh nên gọi là Pháp Thân Đại Sĩ. Ngày nay chúng ta là phàm phu sanh tử, một phẩm phiền não cũng chưa đoạn, chúng ta làm sao học được cái hạnh tương ưng? Phật dạy sơ học, Ngài định ra rất nhiều quy củ, bạn y theo quy củ này mà làm thì tương ưng. Phật nói ra những quy củ này, xin nói với các vị, đều là tánh đức.
“Tập” là học tập thường không gián đoạn, mãi không ngừng đang học tập hạnh tương ưng.
Hạnh tương ưng rải đều rất nhiều trong các Kinh luận, rốt cuộc chúng ta bắt đầu học từ chỗ nào? Chúng ta phát tâm chuyên tu Tịnh Độ, chuyên tu tịnh nghiệp, như vậy thì phạm vi Kinh luận chúng ta liền được thu nhỏ lại. Chúng ta y cứ ba Kinh một Luận, hoặc giả cận đại nói là năm Kinh một Luận, chúng ta căn cứ vào đây thì tốt, điển tích này thì không quá nhiều. Trong năm Kinh một Luận đã nói thì cũng rất phức tạp, cũng vẫn không dễ nắm giữ, thế là khi chúng ta mới xây dựng Tịnh Tông Học Hội, tôi viết ra một duyên khởi. Ở trong duyên khởi viết ra hành môn năm khóa mục, chỗ này mọi người dễ ghi nhớ. Khóa mục của hành môn phải đơn giản thì mới có thể ghi nhớ được, mới có thể học tập được. Quá nhiều, quá phức tạp, không thể ghi nhớ được thì không cách nào làm được. Cho nên bạn xem, hiện tại Tỳ kheo thọ 250 giới, giới điều quá nhiều, không thể ghi nhớ. Không nhớ được thì có thể làm được hay sao? Giới Tỳ kheo ni thì nhiều hơn. Giới Bồ Tát tại gia, trong “Kinh Phạm Võng” nói mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh, vậy cũng quá nhiều, không thể ghi nhớ. Không ghi nhớ thì không thể làm được. Nhất định phải đơn giản nhất, rất dễ dàng, mỗi giờ mỗi lúc đều có thể ghi nhớ, đều có thể đọc thuộc lòng thì bạn ở ngay trong cuộc sống thường ngày, khởi tâm động niệm lời nói việc làm mới có thể thức tỉnh chính mình có tương ưng với lời giáo huấn của Phật hay không. Cho nên, chân thật tu hành phải nắm được cương lĩnh.
Chúng ta đưa ra năm khóa mục.
NĂM KHÓA MỤC CỦA TỊNH TÔNG HỌC HỘI
Trong Quán Kinh đã nói, tam phước tổng cộng có ba điều, mười một câu. Điều thứ nhất là phước trời người, hay nói cách khác, bạn ở trong sáu cõi chân thật làm đến được thì bạn sẽ không mất thân người, bạn sẽ không đọa vào ba đường ác, bạn sẽ đời đời kiếp kiếp ở trời người để hưởng phước.
Câu thứ nhất là “hiếu dưỡng cha mẹ”, bạn đã làm được chưa? Câu thứ hai là “phụng sự sư trưởng”, câu thứ ba là “từ tâm bất sát”, câu thứ tư là “tu thập thiện nghiệp”. Bốn câu này ý nghĩa rất sâu, chúng ta đã từng làm qua chuyên đề diễn giảng. Bốn câu này phải ghi nhớ. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm có tương ưng với mấy điều này không? Nếu như không tương ưng thì sai. Phải thường tập tương ưng chi hạnh.
Phước thứ hai là phước hàng Nhị thừa Thanh Văn, Duyên Giác. Các vị phải nên biết, phước thứ nhất là phàm phu, phước thứ hai mới là Phật pháp, mới là học Phật. Phật pháp là xây dựng trên nền tảng của phước thế gian. Không có phước đức thế gian thì học Phật làm sao có được thành tựu? Hay nói cách khác, bạn làm người còn chưa làm được tốt thì làm sao có thể học Phật? Bốn câu này là dạy bạn làm người. Nếu như trái ngược với bốn câu này thì bạn không phải là một con người. Không phải là con người thì là súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Trong Tả truyện, sách xưa có câu nói: “Nhân khí thường tất yêu hưng”. Ý nghĩa câu nói này là gì vậy? Thường là ngũ thường “nhân-lễ-nghĩa-trí-tín”. Năm chữ này là thường đạo, làm người đều phải nên tuân thủ. Nếu như làm người mà không tuân thủ năm chữ này, đem nhân - lễ - nghĩa - trí - tín bỏ đi, làm những việc bất nhân bất nghĩa, thì người xưa nói đó là yêu ma quỷ quái, không phải là người. Cho nên, trời người đều có tiêu chuẩn đạo đức. Các vị thử nghĩ xem, bốn câu trong phước thứ nhất này, ý nghĩa của ngũ thường đều bao gồm ngay trong đó. Lấy cái này làm nền tảng để bước vào Phật pháp, lại học Phật. Cho nên, phước trời người được xếp ở bên trên phước Nhị thừa.
Phước Nhị thừa vừa mở đầu là “thọ trì tam quy, cụ túc chúng giới, bất phạm oai nghi”. Ngày nay chúng ta thọ Tam quy là quy y trên hình thức, không phải thực chất. Ngày nay chúng ta thọ giới cũng là thọ giới trên hình thức, cũng không phải là chân thật. Vì sao vậy? Bởi vì bên dưới không có gốc. Nếu như nền móng xây được tốt, tam quy ngũ giới liền phát sinh tác dụng, có thể thành tựu đức hạnh. Các vị phải nên biết, Phật pháp là sư đạo, mà sư đạo là xây dựng ở trên nền tảng của hiếu đạo. Phước thứ nhất là hiếu đạo, phước thứ hai là sư đạo. Hiếu đạo không có thì sư đạo cũng không còn. Ngày nay chúng ta học Phật đặc biệt đề xướng hiếu đạo. Bạn từ nơi đó học, trở về nhà hiếu thuận cha mẹ. Bạn phải làm ra tấm gương con cái chân thật hiếu thuận cha mẹ để cho xã hội đại chúng xem, vì người diễn nói. Học vi nhân sư, hành vi thế phạm, bạn phải làm đến được, chỉ nói miệng thì không được.
Phước Nhị thừa tiếp tục nâng lên trên cao thì chính là Bồ Tát. Bồ Tát có bốn câu đều là cương lĩnh nguyên tắc: “Phát Bồ Đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả”. Bạn làm đến được bốn câu này thì bạn mới chân thật là Bồ Tát. Đó gọi là tam phước.
Thế nào là “phát tâm Bồ Đề”? Đại Sư Ngẫu Ích trong A Di Đà Kinh Yếu Giải nói rất hay, chân thật phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, tâm nguyện này quyết định không thay đổi, quyết định không nghi hoặc, quyết định cầu sanh thì bạn nhất định được sanh. Tâm như vậy chính là tâm vô thượng Bồ Đề. Đại Sư Ngẫu Ích nói rất hay. Trong Quán Kinh, Thế Tôn giải thích với chúng ta tâm Bồ Đề là tâm chí thành, chân tâm phát nguyện (chân tâm chính là tâm chí thành), một lòng cầu sanh Tịnh Độ (đó chính là thâm tâm, chính là hồi hướng phát nguyện tâm), một niệm liền đầy đủ, không có niệm thứ hai. Hôm nay chúng ta phải phát cái tâm này.
“Tin sâu nhân quả”, nhân quả này là nhân quả gì? Ngày trước tôi đã từng nói qua với các vị, tôi vì không hiểu được ý của câu này mà trong hai - ba năm, tâm tôi không được an. Chúng ta bình thường nói nhân quả báo ứng, thiện nhân - thiện quả, ác nhân - ác quả, nhân duyên quả báo không lọt mảy trần, điều này thì chúng ta biết được, chúng ta tin tưởng, không hoài nghi, chúng ta là thân phận của trời người, ngay đến Nhị thừa chúng ta cũng không thể so sánh. Chỗ hoài nghi của tôi là chúng ta đều biết được, nhưng tại sao Bồ Tát lại không biết? Cho nên, nhân quả này tuyết đối không phải là nhân quả mà chúng ta nói. Nhân duyên quả báo mà chúng ta đã nói làm gì Bồ Tát không biết? Họ tin sâu nhân quả, đây nhất định là nhân quả đặc biệt. Vậy thì làm cho tôi hồ đồ, phải mất nhiều năm, cũng xem như được Tam bảo gia trì mới hiểu ra được. Nhân quả gì vậy? Niệm Phật thành Phật. Chân thật mà nói là rất nhiều Bồ Tát không biết được nhân quả này. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, không cần ba A Tăng Kỳ kiếp, một đời thì thành tựu. Tận hư không khắp pháp giới trong các cõi nước chư Phật, không biết là có bao nhiêu Bồ Tát không biết được nhân quả này. Tôi mới biết được nhân quả ở chỗ này là nói cái này, không phải nói cái khác. Vậy chúng ta quay đầu xem lại, ngay trong hoàn cảnh sống hiện tại, ngay trong đồng tu chúng ta có rất nhiều người học Phật, có tham thiền, có học giáo, có trì chú, có trì giới, có rất nhiều pháp môn, nhưng bạn bảo họ niệm Phật thì họ không tin, họ không tin tưởng nhân quả này. Họ học pháp môn của họ rất chuyên cần, rất dõng mãnh tinh tấn, nhưng không chịu niệm Phật. Cho nên, người phát tâm Bồ Đề, tin sâu nhân quả thì thật là cừ khôi. Nếu họ tương ưng với hai câu nói này, đó chính là trong pháp môn Tịnh Độ đã nói, thiện căn phước đức nhân duyên ngay trong một đời này đầy đủ, cũng chính là trong Kinh đã nói là chúng sanh căn tánh chín muồi, phía sau nói “thành thục Bồ Tát vô biên thiện căn”, chín muồi rồi. Chín muồi thì ngay đời này làm Phật. Cái thân hiện nay ở trong sáu cõi là cái thân sau cùng, về sau không còn phải luân hồi ở trong sáu cõi nữa, ra khỏi rồi. Lần sau trở lại nơi đây là Bồ Tát hóa thân đến, ứng hóa đến, thừa nguyện tái lai, không phải phàm phu, làm gì như nhau chứ!
Trong phước Bồ Tát, câu thứ ba là “đọc tụng Đại Thừa”. Phía trước đã nói qua với các vị, đọc tụng Đại Thừa chính là đọc Kinh Vô Lượng Thọ, đọc Kinh A Di Đà. Đọc qua một biến, chư Phật Bồ Tát quán đảnh cho bạn một lần. Sau khi bạn đọc rồi thì nhất định phải y giáo phụng hành.
Câu sau cùng là “khuyến tấn hành giả”. Phải đem pháp môn thù thắng này giới thiệu cho mọi người, giới thiệu cho quần chúng rộng lớn, giới thiệu cho tất cả chúng sanh, đó là lợi tha. Cho nên, trong mười một câu này, mười câu trước là tự lợi, câu sau cùng là lợi tha. Tự độ, độ người, đó là nói bạn khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm phải tương ưng với tam phước. Đó là thường tập tương ưng chi hạnh, đó là chân thật tu Tịnh Độ.
Đồng tu chúng ta cùng cộng tu chung với nhau thì nhất định phải tu sáu hòa kính, phải hòa thuận cùng ở với nhau, đôi bên tôn trọng lẫn nhau.
Thứ nhất, “Kiến hòa đồng giải”. Tôi dạy cho các vị đồng tu, chúng ta xem tất cả đại chúng đều là chư Phật Như Lai, đều là hóa thân của A Di Đà Phật, dùng tâm cung kính nhất để đối nhân xử thế tiếp vật. Người khác dùng tâm trạng nào để đối xử với chúng ta, chúng ta không nên quan tâm, không cần phải chú ý, mà chỉ hỏi ta dùng tâm trạng gì để đối với người? Ta nhất định dùng tâm Phật để đối với người. Tất cả mọi người đều là A Di Đà Phật thị hiện cho chúng ta xem, giúp đỡ chúng ta thành tựu. Chúng ta phải dùng tâm trạng này. Mỗi một người đều học như vậy thì kiến hòa đồng giải viên mãn, chân thật là nhập Phật tri kiến.
Phàm phu nhập Phật tri kiến, chân thật là không thể nghĩ bàn, đó là Đại Tâm Phàm Phu mà trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói. Người nào được gọi là Đại Tâm Phàm Phu? Con người này là Đại Tâm Phàm Phu. Ngày nay chúng ta không làm được A La Hán, Bồ Tát, thế nhưng chúng ta phải làm Đại Tâm Phàm Phu. Điều này không khó, đích thực là mỗi một vị đồng tu đều có thể làm đến được. Tâm hạnh của chúng ta chân thật là có thể tương ưng với năm khóa mục này.
Thứ hai là “Giới hòa đồng tu”. Chữ “Giới” này là nghĩa rộng. Ngày nay chúng ta trì giới, chỉ có thể nói là hy vọng chúng ta đem năm giới mười thiện nỗ lực triệt để làm cho được, không cần phải nói đến Bồ Tát giới, Tỳ kheo giới, vì chúng ta không làm được. Người xuất gia chúng ta học Đại Sư Ngẫu Ích, học Đại Sư Hoằng Nhất. Các Ngài tu như thế nào vậy? Các Ngài là trì Sa Di mười giới, năm giới. Đại Sư Ngẫu Ích sau khi thọ giới rồi thì lại xả giới, cả đời của Ngài là trì giới Sa Di, cho nên các vị thấy ở trong rất nhiều văn tự, Ngài nổi danh là Sa Di Bồ Tát Giới, Ngài không dám xưng là Tỳ Kheo, Ngài là Sa Di Bồ Tát. Pháp sư Thành Thời là học trò của Ngài, là đồ đệ của Ngài. Thầy xưng là Sa Di thì học trò không dám xưng là Sa Di, cho nên Pháp sư Thành Thời xưng là Bồ Tát Ưu Bà Tắc. Người xuất gia là xuất gia Ưu Bà Tắc, thực tế mà nói, đó mới là đúng với thân phận của chúng ta ngày nay. Thân phận của chúng ta là gì? Xuất gia Ưu Bà Tắc. Các vị là tại gia Ưu Bà Tắc, chúng tôi là xuất gia Ưu Bà Tắc, thị hiện thân tướng xuất gia, thảy đều là trì năm giới mười thiện.
Ở trong Kinh Vô Lượng Thọ, năm giới mười thiện có giải thích tỉ mỉ, chính là từ Phẩm ba mươi ba đến Phẩm ba mươi bảy. Đoạn Kinh văn này là thuyết minh tường tận năm giới mười thiện. Quả nhiên làm được, chúng ta năm giới mười thiện thì thanh tịnh, đúng với tên thật là xuất gia Ưu Bà Tắc. Đây là nói “trì giới”.
Ngoài ra, trì giới còn một ý nữa là thủ pháp. Trong đạo tràng có rất nhiều người, nếu như không có chế độ, không có quy củ thì ở nơi đây sẽ trở thành một đoàn thể hỗn loạn, vậy thì không giống đạo tràng. Đạo tràng có rất nhiều quy củ. Những quy củ này cần phải tuân thủ. Bên ngoài đạo tràng là xã hội, là quốc gia, mà quốc gia có pháp luật, có rất nhiều quy ước, chúng ta cũng phải tuân thủ. Làm một công dân tốt, tuân thủ pháp luật; làm một người tu hành giữ pháp; làm một người đệ tử Phật giữ pháp, đó là giới hòa đồng tu, sau đó thì thân hòa đồng trụ.
Thứ ba là “Thân hòa đồng trụ”.
Tương lai sau khi Thôn Di Đà khánh thành, rất nhiều đồng tu niệm Phật chúng ta cùng ở chung với nhau. Thân hòa cùng ở chung với nhau, đôi bên cùng chăm sóc với nhau, sách tấn lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau, hy vọng hiện tại chúng ta cùng ở chung trong Thôn Di Đà, tương lai chúng ta cũng ở chung trong Hải Hội Liên Trì, như vậy thì mục tiêu chúng ta mới chân thật đạt đến. Cho nên, tôi kiến nghị, trong Thôn Di Đà, mỗi một cửa phòng trong đó đều là cửa kiếng trong suốt, để người ở trong đó không thể giãi đãi lười biếng. Bên ngoài không có người nhìn thấy thì không tốt, cho nên chí ít phải nên làm một cửa sổ bằng kính nhỏ, người ngoài đi tới đi lui nhìn thấy được bên trong, như vậy mới được. Mỗi một người đóng kín cửa ở trong phòng, khi đóng cửa thì không thể thành đạo, không biết được đang làm cái gì, giãi đãi lười biếng. Cho nên, đồng tu ở Thôn Di Đà phải chú ý, trong Thôn Di Đà hoàn toàn đều là trong suốt hóa, trong tương lai, ngay thân thể cũng là trong suốt, một chút ô nhiễm cũng không có, vậy mới tốt. Chúng ta phải đạt đến tiêu chuẩn này. Đây cũng là tác sư tác phạm. Cho nên phải thủ pháp, đó là ý nghĩa chân thật của thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tranh.
Thứ tư là “Khẩu hòa vô tranh”.
Hy vọng sau khi bước vào Thôn Di Đà, cho dù bạn ở nơi đây một năm, hai năm hoặc cả đời, bạn cũng không nói một câu nào ngoại trừ câu A Di Đà Phật. Ngoài câu A Di Đà Phật ra thì không nói một câu nào, bạn quyết định thành Phật, quyết định thượng thượng phẩm vãng sanh. Vì sao vậy? Không có lời nào đáng nói, nói ra đều là những lời thừa. Bạn nói ra lời nói đều là tiếp nối sáu cõi luân hồi, vậy bắt đầu từ ngày hôm nay, ta không tiếp nối sáu cõi luân hồi nữa, ta không nói chuyện. Người khác chào hỏi với ta, ta đều là “A Di Đà Phật”, cho dù người ta nói cái gì, nói nhiều hay ít thì ta đều là “A Di Đà Phật”, một câu ta cũng không cho nó lọt vào. Như vậy thì tâm của bạn mới thanh tịnh, khẩu nghiệp của bạn mới chân thật tiêu được sạch trơn.
Thứ năm là “Ý hòa đồng giải”. Cùng ở chung nơi đây nhất định là pháp hỷ sung mãn. Bạn đạt được cảnh giới này, bạn niệm Phật 24 giờ nhất định sanh tâm hoan hỷ, bạn sẽ không mệt mỏi, không chán. Niệm mệt rồi thì nghỉ ngơi một lát. Khi nghỉ ngơi, tôi khuyên đồng tu không nên cởi áo tràng ra. Chúng ta mặc áo tràng niệm Phật, khi nghỉ ngơi chốc lát vẫn không cởi áo tràng ra. Nghỉ ngơi khỏe rồi thì phải mau vào niệm Phật đường. Tự động tự phát, không cần phải có người đến gõ cửa kêu bạn, vì như vậy thì không tốt. Mỗi một đơn vị chúng ta có một người trưởng liêu do các vị chọn lựa. Họ thấy thời gian đến rồi mà bạn vẫn còn lười biếng thì họ sẽ đến gõ cửa bạn. Ở niệm Phật đường cũng có pháp sư. Trong các pháp sư cũng có một người chuyên phụ trách công việc nhắc nhở, trong niệm Phật đường gọi là “tuần phang”. Khi bạn niệm Phật mà bị hôn trầm, ngủ gật trong niệm Phật đường, chúng ta dùng phương pháp gì? Niệm Phật đường ngày xưa dùng tuần phang, nghĩa là dùng một cái phang nhỏ phang trên đầu bạn, ở trên mặt của bạn đảo vài cái, làm cho bạn tỉnh lại. Ở đây không như thiền đường, thiền đường là dùng hương bảng để đánh. Ở đây chúng ta không đánh, dùng tuần phang hoặc dùng phất trật cũng được, dùng cách thức này này nhắc nhở mọi người. Đây chính là hợp tác lẫn nhau, chân thật làm đến được pháp hỷ sung mãn.
Điều sau cùng là Lợi hòa đồng huân. Nhất định có thể làm được. Mười phương cúng dường quy về thường trụ. Thường trụ phụ trách cơm áo, đi đứng cho mọi người. Cho nên, bạn đến niệm Phật đường này niệm Phật thì không cần mang theo một phân tiền, không cần lo lắng đời sống, chỉ cần chân thật chịu niệm Phật thì được. Tôi nghĩ, tương lai tin tức sẽ được truyền đến xã hội, mọi người trong xã hội sẽ không chịu làm việc, vì mưu sinh rất khổ cực, nếu đến niệm Phật đường để niệm Phật, tương lai niệm Phật đường của chúng ta đầy ắp người. May mà hoằng nguyện của cư sĩ Lý Mộc Nguyên rất lớn, ông muốn xây dựng thôn hai, thôn ba, thôn bốn, tương lai xây thành Thành phố Di Đà, tương lai xây thành Nước Di Đà. Thật là duyên phận hy hữu, khó được. Chúng ta cũng hoan nghênh xã hội có được an ổn chân thật, khiến cho người chân thật có một chỗ nương tựa. Thôn Di Đà là chỗ nương về chân chính của chúng ta, vô lượng công đức, cho nên có thể được chư Phật tán thán. Đó là tương ưng với lục hòa.
- Khóa mục thứ ba là “Tam học giới-định-huệ”.
- Khóa mục thứ tư là “Lục độ”: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và Bát Nhã.
- Khóa mục sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát Thập Nguyện.
Như vậy thì các vị đều có thể nhớ được rõ ràng, đều có thể hiểu được ý nghĩa của khóa mục. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của chúng ta đều có thể tương ưng với năm khóa mục này, sau đó phát tâm thanh tịnh, một lòng chuyên niệm, đó là thành thục Bồ Tát vô biên thiện căn. Thiện căn vô biên, đơn giản mà nói là đại từ bi, đại tinh tấn. Quyết định cầu sanh Tịnh Độ, đó mới gọi là đại từ bi, bởi vì bạn sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì bạn liền thành Phật. Hiện tiền niệm Phật đường cùng giảng đường của chúng ta, Thôn Di Đà là trạm tiếp dẫn đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đến nơi đây cũng như là đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Bạn ở ngay nơi đây, nếu như đúng lý đúng pháp mà tu học thì quyết định vãng sanh.
Một quyển Kinh Vô Lượng Thọ, ngày trước khi tôi giảng giải đã nói qua với mọi người, quyển sách này là chứng thư để chúng ta vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, là bảo chứng bạn vãng sanh, chỉ cần bạn y giáo phụng hành. Bạn không chịu khó làm theo, đó là việc của chính bạn. Quả nhiên chân thật làm theo thì không một ai mà không vãng sanh. Vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc làm Phật Bồ Tát thì mới có thể giống như Bồ Tát Quán Âm, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Địa Tạng, phân thân vô lượng vô biên, độ hóa chúng sanh mười phương thế giới, đó chẳng phải là đại từ bi hay sao? Còn có loại từ bi nào có thể so được với họ?
Thiện căn là chỉ tinh tấn. Thiện căn của người thế gian là thế pháp, thế pháp này gọi là thiện pháp trong mười pháp giới, là từ ba thiện căn sanh ra. Ba thiện căn này là vô tham, vô sân, vô si. Tham sân si gọi là ba độc. Trong mười pháp giới, tất cả ác pháp là từ tham sân si sanh ra; tất cả thiện pháp là từ vô tham, vô sân, vô si mà sanh ra. Ngay chỗ này nói đến pháp xuất thế, xuất thế là siêu việt mười pháp giới, là Pháp Giới Nhất Chân. Trong Pháp Giới Nhất Chân đều là Pháp Thân Đại Sĩ, thiện căn của họ là tinh tấn. Thiện căn của Pháp Thân Đại Sĩ chỉ có một điều là tinh tấn, đại tinh tấn. Hiện tại chúng ta tuy là chưa chứng được cảnh giới của Pháp Thân Đại Sĩ, thế nhưng ở niệm Phật đường này mỗi ngày niệm Phật 24 giờ đồng hồ, từ đầu năm đến cuối năm không gián đoạn cũng là đại tinh tấn, tuyệt nhiên không thể kém hơn Pháp Thân Đại Sĩ.
Chúng ta chú trọng ở hai chữ “thành thục” này. Nếu như không có loại duyên phận thù thắng này thì làm sao có thể thành tựu? Chỗ này đúng như Đại Sư Thiện Đạo đã nói ở trong chú giải của Quán Kinh: “Tất cả thành thục, tổng tại ngộ duyên”. Duyên quá quan trọng. Duyên, dùng lời hiện tại mà nói là điều kiện. Hiện tại ở nơi đây điều kiện niệm Phật đầy đủ, điều kiện quá thù thắng. Có rất nhiều Bồ Tát, có rất nhiều người tu hành mong cầu ở trong mơ mà không cầu được. Tôi đã nghĩ đến Thôn Di Đà 16 năm rồi, chính mình luôn cho rằng đó là vọng tưởng, cả đời không thực hiện được, không ngờ có thể thực hiện ở nơi đây, thật là hy hữu. Tôi cảm thấy rất là kinh ngạc, vì sao có thể thành tựu ở nơi đây, hơn nữa thành tựu viên mãn đến như vậy? Các vị thử nghĩ xem, nếu như không được oai thần của chư Phật gia trì thì không thể được. Thành thật mà nói, nếu như Bồ Tát gia trì thì cũng không thể làm được, nhất định oai thần chư Phật Như Lai gia trì thì mới làm được. Chúng sanh ở khu vực này duyên thành Phật ngay trong một đời này đã chín muồi, nên mới có cảm ứng thù thắng đến như vậy. Các vị đồng tu có phước báo hy hữu, vô lượng kiếp đến nay vào ngay lúc này hoa khai kết quả. Đó là thành thục. Thành thục Bồ Tát vô biên đức thiện căn, đó là nói tương ứng. Đã là tương ưng thì liền cảm động chư Phật hộ niệm.
“Vô lượng chư Phật hàm cộng hộ niệm”. Câu nói này ở ngay nơi đây, vào ngay lúc này cảm xúc sâu sắc đặc biệt, gần như chúng ta chính mắt mình thấy được, chính tai mình nghe được, chính thân mình tiếp xúc được, chân thật là chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Thế nhân cầu Phật Bồ Tát bảo hộ quá nhiều quá đông, thế nhưng họ dùng phương pháp gì để cầu? Dùng hối lộ, đến trong miếu bái bái lạy lạy, cầu khẩn với Phật Bồ Tát, nói điều kiện là tôi cúng dường Ngài bao nhiêu, Ngài bảo hộ tôi phát tài, sau đó tôi trở lại hoàn nguyện, tôi sẽ cúng dường Ngài bao nhiêu. Họ nói điều kiện, nói giá cả với Phật Bồ Tát. Làm gì có loại đạo lý này? Không được cảm ứng! Phật Bồ Tát hộ niệm không có điều kiện, chỉ xem bạn có thật chịu làm hay không. Làm như thế nào vậy? Y giáo phụng hành. Phật dạy bảo bạn, bạn chân thật phát tâm, thật chịu làm theo, không màng đến tất cả hậu quả thì bạn được vạn chư Phật hộ niệm. Nếu bạn chịu đi làm, phát tâm làm nhưng còn có lo lắng, còn có rất nhiều nghi hoặc, ví dụ như nghĩ mua tòa nhà to như vậy, tốn rất nhiều tiền như vậy, nếu lỡ tín đồ cúng dường không đủ thì phải làm sao, vậy thì Phật Bồ Tát không quản việc của bạn. Vì sao vậy? Bạn không phải thật lòng, bạn ở ngay trong đó còn xen tạp vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vậy thì làm sao có được cảm ứng. Cảm ứng có được duy nhất là ở tâm chân thành, tâm chân thành mới có cảm ứng. Đến lúc đó nếu thật không có người quyên tiền, Phật Bồ Tát sẽ cho người mang tiền đến. Đó là thật, quyết định không phải là giả. Thật không thể nghĩ bàn! Loại thí dụ cảm ứng này, từ xưa đến nay, chúng ta xem thấy trong truyện ký, ở trong “Cảm Ứng Lục” thấy được rất nhiều. Chỉ có chí thành mới được cảm thông, chân thành đến tột đỉnh thì có thể cảm thông. Không có tâm chân thành đến tột đỉnh, hơi có một chút nghi hoặc, riêng tư xen tạp thì liền đem hết thảy pháp phá hoại hết. Người trụ trì lãnh đạo không có lòng riêng tư, chỉ có chân thành thì tôi tin chắc là tương lai, người ở trong niệm Phật đường của chúng ta, đồng tu nghe Kinh ở trong giảng đường của chúng ta đều chỉ có sự chân thành. Mọi người cùng một mảng chân thành thì sức cảm ứng đó sẽ rất to lớn. Đạo tràng thù thắng trang nghiêm có thể xây dựng ở khu vực này không phải là việc ngẫu nhiên.
***************
Kinh văn: “Chư Phật sát trung, giai năng thị hiện. Thí thiện huyễn sư, hiện chúng dị tướng, ư bỉ tướng trung, thật vô khả đắc. Thử chư Bồ Tát diệc phục như thị”.
Từ đoạn này về sau là trí đức của Bồ Tát Văn Thù. Phía trước đã nói là hạnh đức của Bồ Tát Phổ Hiền ở trên Kinh này cùng nghĩa thú của “Kinh Hoa Nghiêm” là như nhau. Trên “Kinh Hoa Nghiêm”, Phổ Hiền là trưởng tử, Văn Thù là thứ nam. Đó là một thí dụ nói rõ một sự việc, trong hai môn “Giải – Hành”, thì “Hành” môn xếp ở thứ nhất, “Giải” môn xếp ở hàng kế. Kinh này cách thức cũng là như vậy. Phía trước là “Hành” môn của Bồ Tát Phổ Hiền, đã giảng xong. Tiếp theo là “Trí” môn của Bồ Tát Văn Thù, còn gọi là “Giải” môn. Hành cùng giải phải tương ưng thì mới có thể đem cảnh giới hướng lên trên cao. Nếu hành và giải không tương ưng thì hành có được chỉ là phước báo. Hành môn thì được phước báo, không thể nâng cao cảnh giới, rất là đáng tiếc, cho nên nói xong hành môn thì phải nói đến giải môn.
Câu thứ nhất: “Chư Phật sát trung, giai năng thị hiện”. Do đây có thể biết, không gian sinh hoạt của những vị Pháp Thân Bồ Tát này quá rộng lớn. “Chư Phật sát” là nói tận hư không khắp pháp giới, không chỉ nói hiện tại mà bao gồm cả quá khứ và vị lai, chúng ta thường nói là mười phương ba đời, vô lượng vô biên cõi nước chư Phật đều có thể thị hiện ở trong đó.
Giai năng thị hiện”, cách thị hiện như thế nào vậy? Giống như Bồ Tát Quán Thế Âm trong Phổ Môn Phẩm đã nói, đáng dùng thân Phật để độ thoát thì Ngài liền hiện thân Phật, đáng dùng thân Bồ Tát để độ thoát thì Ngài liền hiện thân Bồ Tát, đáng dùng thân Tỳ kheo để độ thoát thì Ngài liền hiện thân Tỳ kheo, đáng dùng thân gì để độ thoát thì Ngài liền hiện thân đó để độ thoát. Ứng không phải là phải nên, không phải là nên vậy, mà ứng là cảm ứng. Bồ Tát quyết định là không có ý niệm hiện thân. Nếu có ý hiện thân thì là phàm phu. Bồ Tát không có ý nghĩ đó, Bồ Tát không có ý niệm. Bồ Tát hiện thân là ứng cảm của chúng sanh. Chúng sanh có cảm thì Phật Bồ Tát lập tức liền có ứng. Chỗ này cũng giống như trên “Kinh Lăng Nghiêm” đã nói là tùy chúng sanh tâm (tùy tâm chúng sanh mà cảm), ứng sở tri lượng. Ứng của Bồ Tát phù hợp, tương thích với cảm của họ. Cho nên, bạn muốn thân Phật đến độ bạn thì các Ngài liền hiện thân Phật, bạn muốn thân Bồ Tát đến độ bạn thì các Ngài liền hiện thân Bồ Tát. Chỗ này nói rõ, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, vậy thì có gì sai đâu? Cho nên, chúng ta tưởng Phật thì Phật liền xuất hiện. Ở trong mười pháp giới chúng ta biết được Phật là thù thắng nhất, Phật viên mãn nhất, vậy tại sao ngày ngày chúng ta không tưởng Phật?
Bên dưới lầu bốn, chúng ta mở rộng làm niệm Phật đường. Tôi liền nghĩ đến, tượng Phật phải cúng ở ngay giữa niệm Phật đường, bởi vì niệm Phật nhất định phải lấy nhiễu Phật làm chủ đạo. Niệm Phật lấy nhiễu Phật làm chính, điều này chúng ta học từ đâu vậy? Học từ trên “Kinh Hoa Nghiêm”. Thiện Tài Đồng Tử ra ngoài tham học, vị thiện tri thức thứ nhất là Đức Vân Tỳ kheo. Đức Vân Tỳ kheo tu pháp môn niệm Phật, Ngài chọn lấy phương thức niệm Phật là Ban Chu Tam Muội. Ban Chu Tam Muội chính là nhiễu Phật, cũng được gọi là Phật Vị Tam Muội. Ở trong Kinh Phật nói, một kỳ là ba tháng, tức 90 ngày, nhiễu Phật ngày đêm, không được nằm xuống. Tỳ kheo Đức Vân chính là niệm Phật như vậy. Hiện tại chúng ta là chúng sanh thời Mạt Pháp nghiệp chướng sâu nặng, thể lực không đủ nên không thể làm được. Cho nên, nếu nhiễu Phật mệt rồi có thể ngồi xuống uống nước, nghỉ ngơi một lát thì có thể được. Nghiêm trọng hơn, người nghiệp chướng nặng, bất đắc dĩ thì có thể nằm trên giường nghỉ một lát. Nghỉ ngơi khỏe rồi thì phải vào niệm tiếp. Chúng ta lấy nhiễu Phật làm chủ đạo, cho nên tượng Phật nhất định phải cúng ở ngay giữa. Tôi vừa nói như vậy thì cư sĩ Lý liền đi làm. Tốc độ làm của ông khiến cho tôi kinh ngạc, làm cho người ngạc nhiên. Chỉ có ba ngày ông liền nói với tôi là ông đã đặt tượng Phật bằng gỗ tràm ở Trung Quốc rồi. Hơn nữa, đó là bốn tôn tượng A Di Đà Phật đứng bốn mặt ở trên một tòa sen, bạn nhiễu Phật đến mặt nào cũng đều thấy A Di Đà Phật. Quá tốt! Việc này tôi cũng không nghĩ đến. Tương lai ngay giữa niệm Phật đường, bốn mặt đều có thể lạy Phật. Lạy Phật, chỉ tịnh, nghỉ ngơi là điều thân. Nhiễu Phật là quan trọng nhất.
Nhiễu Phật nhất định phải mở miệng niệm Phật ra tiếng, chỉ tịnh thì có thể niệm không ra tiếng. Lạy Phật thì không thể niệm ra tiếng vì sẽ bị tổn thân thể. Khi lạy Phật thì có thể niệm thầm, có thể quán tưởng. Khi chỉ tịnh thì chính mình có thể niệm ra tiếng hoặc niệm không ra tiếng, nếu như không thể niệm Phật thì có thể lắng nghe tiếng niệm Phật, trong lòng không có vọng tưởng, như vậy mới là đúng pháp.
Tương lai khi vào quỹ đạo, niệm Phật đường phân làm ba khu. Vòng tròn gần bên trong Phật tượng là khu vực lạy Phật, vòng ngoài là khu nhiễu Phật, hai bên là khu vực chỉ tịnh. Hai bên chỉ tịnh đối diện với tượng Phật. Hiện tại hai bên đều treo hình Phật. Đối diện với tượng Phật thì nhiễu Phật, lạy Phật chúng ta đều không xem thấy, không nhiễu loạn chúng ta. Phân làm ba khu. Bạn ở nơi đây niệm Phật, một chút áp lực cũng không có, để cho bạn rất thoải mái, rất ưa thích, rất hoan hỷ. Lạy Phật thì để bạn chính mình lạy, bốn mặt đều có thể lạy, bạn thích ở bên nào thì ở bên đó lạy, bạn lạy được nhanh thì cứ lạy nhanh, bạn lạy được chậm thì cứ lạy chậm. Như vậy mới tốt. Mỗi người cứ lạy theo cách của mình, chỉ là một câu Phật hiệu được tròn đầy, như vậy thì tốt. Nếu như lạy Phật cũng phải có pháp sư đánh khánh dẫn chúng thì áp lực sẽ lớn. Thân thể khỏe thì quá chậm, thân thể kém một chút thì quá nhanh, thì chịu không nổi, bạn làm cho người ta kêu khổ. Thân tâm đều không an ổn thì làm sao họ có thể làm đạo? Cho nên, chúng ta chỉ khi nào đi nhiễu Phật thì có pháp sư đánh khánh hướng dẫn đi, chỉ tịnh cùng lạy Phật thì không cần. Khi bạn chính mình thấy cơ thể quá mệt thì đi nghỉ ngơi một lát. Nghỉ ngơi khỏe rồi thì lập tức liền nhập chúng nhiễu Phật, niệm Phật. Như vậy thì niệm Phật đường này mới có thể trường cửu, mọi người mới có thể sanh tâm hoan hỷ. Tôi tin tưởng khi niệm khoảng ba tháng thì các vị có thể không cần phải ngủ nghỉ. Đây là thật, không phải giả. Nhiều nhất là một ngày bạn ngủ hai ba giờ là đủ, tinh thần của bạn đầy đủ, thể lực tràn đầy, bạn được oai thần Tam bảo gia trì, có thể thoát khỏi hôn trầm. Ngủ nghỉ là hôn trầm. Hai loại tập khí hôn trầm, trạo cử này đều có thể ở trong niệm Phật đường đem nó tẩy được sạch trơn, hồi phục tâm thanh tịnh của bạn, hồi phục thân kim cang bất hoại của bạn. Quá nhiều cái tốt, không thể nói ra hết.
*************
[2]Kinh văn: “Chư Phật sát trung, giai năng thị hiện, thí thiện huyễn sư, hiện chúng dị tướng, ư bỉ tướng trung, thật vô khả đắc, thử chư Bồ Tát, diệc phục như thị”.
Trong tám tướng thành đạo, tướng thứ bảy là “chuyển pháp luân tướng”. Đoạn Kinh văn này tương đối dài, bên trên phân làm hai đoạn lớn. Trước thì nói tổng tướng của chuyển pháp luân, sau thì nói biệt tướng của chuyển pháp luân. Vì sao gọi là chuyển pháp luân? Vì chính là Thế Tôn xuất hiện ở thế gian này để làm công tác giáo học, nếu dùng thuật ngữ hiện đại của chúng ta mà nói, chính là công việc giáo dục xã hội. Trong biệt tướng, phân nửa phía trước là nói “hạnh Phổ Hiền”, phía sau là nói “trí Văn Thù”. Từ nội dung này mà quan sát, chúng ta rất dễ liên tưởng đến “Kinh Vô Lượng Thọ”, đích thực là không hề khác biệt với “Kinh Hoa Nghiêm”. “Kinh Hoa Nghiêm” từ đầu đến cuối cũng là một cách thức này, chú trọng ở hành môn, chú trọng ở đức hạnh. “Hành” nhất định phải có trí tuệ để y cứ hành theo, thì hành này mới là Bồ Tát hạnh, mới là chánh hạnh. Nếu như trái ngược với trí tuệ, trong Phật pháp gọi là hạnh phàm phu, cũng có Kinh luận gọi là tà hạnh. Cái tà này là lấy chánh hạnh của Phật Bồ Tát để làm tiêu chuẩn mà nói. Không chỉ hạnh của phàm phu sáu cõi không được gọi là chánh hạnh, mà chúng ta đọc được ở trên “Kinh Lăng Nghiêm”, Bồ Tát Quyền Giáo Nhị Thừa còn bị Thế Tôn quở trách. Ý này rất sâu, có thể thấy được quyển Kinh này cùng với “Kinh Hoa Nghiêm” là đồng một trình độ, cùng đồng một tiêu chuẩn. Do đây có thể biết, chúng ta ở trong hành môn nhất định phải có trí tuệ cao độ mới thành tựu thù thắng được hành môn.
Vừa rồi chúng ta đọc là đoạn thứ nhất, tiêu đề của đoạn thứ nhất là “Thị tướng vô đắc”. “Thị” là hiển thị, hiển thị ở trong tất cả tướng bất khả đắc, đó là trí tuệ chân thật. Câu phía trước: “Chư Phật sát trung, giai năng thị hiện”, đây là ý nghĩa của tiêu đề lớn. Sau này ở trên “Kinh Hoa Nghiêm” chúng ta sẽ tỉ mỉ nói đến, đại khái phải nói đến hai ba lần, cũng chính là phải mất bốn đến sáu giờ đồng hồ mới có thể đem ý này nói được đại khái, chính là chỗ này nói ba hạnh. Chúng ta để lại khi giảng “Hoa Nghiêm” sẽ nói rõ hơn.
“Chư Phật sát trung” là nói tận hư không khắp pháp giới, cũng bao gồm quá khứ, hiện tại, vị lai, chúng ta gọi là mười phương ba đời, vô lượng vô biên cõi nước, nói rõ đó là không gian sinh hoạt của chúng ta. Đó là sự thật. Không gian sinh hoạt của chúng ta rất lớn, không phải chỉ ở trên địa cầu này. Sự việc này nhất định phải là người giác ngộ mới hiểu được, người giác ngộ mới có thể có được thọ dụng, người chưa giác ngộ thì rất phiền phức. Phiền phức ở đâu vậy? Ở chỗ họ chấp trước kiên cố. Thí dụ ở trên Kinh Phật nói cho chúng ta nghe một công án, gọi là công án, cũng chính là câu chuyện, đó đều là sự thật.
Thế Tôn năm xưa ở đời đã từng ở thành Xá Vệ, vườn Cấp Cô Độc một thời gian tương đối dài, trong Kinh Đại Thừa có không ít Kinh điển quan trọng đều là giảng ở vườn Cô Độc. Có một lần vườn Cô Độc tu sửa phòng ốc, khi tu sửa phòng ốc, Phật cùng các đệ tử ở trong vườn xem thấy một ổ kiến. Sau khi Phật xem thấy rồi mỉm cười, các đệ tử liền hỏi Thế Tôn: “Ngài xem thấy đàn kiến này vì sao mà mỉm cười?”. Thế Tôn liền nói: “Đàn kiến này đã trải qua bảy đời chư Phật xuất thế, nhưng nó vẫn không rời khỏi được thân kiến”. Chúng ta không nói nhiều, chỉ nói theo cách thông thường thôi, một vị Phật tu hành thành Phật thì phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp. Chúng ta không thể nói ít hơn, theo cách nói bảo thủ nhất; bảy vị Phật là hai mươi mốt A Tăng Kỳ kiếp, vậy mà nó vẫn làm thân kiến. Sự việc này quá khủng khiếp. Không phải kiến có tuổi thọ dài đến như vậy, mà là sau khi chết đi đầu thai lại vẫn làm thân kiến, vẫn là ở trong cái ổ đó. Vì sao có tình trạng này vậy? Đó chính là như trên Kinh Đại Thừa thường nói: “Ngu si thật đáng sợ”, người ngu si chấp trước kiên cố. Đàn kiến này chấp trước thân hình đó của nó chính là cái thân nó, chấp trước cái thân hình này, chấp trước không gian đời sống của nó chỉ lớn như vậy, cho nên sau khi chết vẫn đầu thai làm kiến, vẫn là sống ở trong không gian như vậy, bạn nói xem có khủng khiếp không? Nó không biết được không gian đời sống của mỗi một người là vô hạn.
Hiện tại người thế gian cũng tương đối thông minh, lợi dụng khoa học kỹ thuật cao chế tạo ra công cụ phi hành, mở rộng không gian đời sống của chúng ta, mở rộng đến các tinh cầu khác. Đó là một mộng tưởng của nhân loại. Mộng tưởng này sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện. Từ nhiều năm đến nay, chúng ta đã từng xem nhiều bài viết trên các báo, họ nói có người ngoài hành tinh đã từng đến địa cầu này của chúng ta, rất nhiều lần như vậy, thế nhưng chúng ta chưa thấy qua. Những sự việc quan niệm về đĩa bay này, đích thực tôi đã thấy qua đĩa bay, nhưng chưa thấy qua đĩa bay đáp xuống, chỉ thấy ở không trung. Tôi thấy được và cũng có rất nhiều người cùng thấy, bởi vì đến ngày hôm sau xem thấy trên báo chí có đăng tin tức này, có thể biết được người thấy được rất nhiều. Vậy thì có phải là người ngoài hành tinh đến địa cầu này của chúng ta để dò xét hay không? Việc này thì không thể biết được, nếu như họ có năng lực đến thì đương nhiên công cụ phi hành của họ tốt hơn nhiều so với chúng ta. Đó là thật. Cái đĩa bay này nó có thể dừng bất động trong không trung. Việc này hiện tại phi cơ của chúng ta không làm được. Nó có thể dừng lại, khi tôi nhìn thấy thì nó dừng bất động khoảng năm phút. Sau đó khi di động thì tốc độ rất nhanh, chỉ trong mấy giây thì không còn thấy. Tốc độ này rất cao, trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại này của chúng ta chưa thể đạt đến được. Thế nhưng khoa học của chúng ta đang không ngừng phát triển, chúng ta tin tưởng có một ngày cũng sẽ có được năng lực này. Lợi dụng công cụ kỹ thuật cao để qua lại các tinh cầu khác, phương pháp này mở rộng không gian đời sống tương đối vụng về của chúng ta.
Ở trong thái không, chính mắt thịt của chúng ta có thể thấy được các tinh cầu. Chúng ta không cần dùng kính viễn vọng, các ngôi sao trong đêm tối, khi trời quang mây tạnh, chúng ta dùng mắt thịt quan sát, đại khái có thể thấy được hơn 6.000 tinh cầu. Nếu như dùng kính viễn vọng cao tần, thì những tinh cầu này không cách gì tính đếm được. Hơn nữa có rất nhiều cự ly tương đối xa, khoa học gia dùng năm ánh sáng để tính, chính là dùng tốc độ của ánh sáng làm một năm. Chúng ta biết được tốc độ của ánh sáng trong một giây đi cũng gần 30 vạn cây số, khoảng hai mươi chín vạn chín ngàn bảy trăm chín mươi hai cây số. Tốc độ như vậy đi một năm, cự ly này gọi là một đơn vị thiên văn, đó là tốc độ ánh sáng đi một năm. Khoa học gia nói với chúng ta, cự ly hành tinh gần chúng ta nhất, dùng tốc độ ánh sáng thì đại khái phải đi bốn năm rưỡi mới có thể đến được. Chúng ta tạo công cụ phi hành, tốc độ nhất định không thể sánh được với tốc độ ánh sáng. Bạn xem, loại lữ hành qua các tinh cầu này rất gian khó và tương đối khổ cực. Cho dù ngoài thái không, người ngoài hành tinh đến thế gian này của chúng ta, đến địa cầu này của chúng ta thăm viếng, công cụ giao thông của họ không luận phát triển đến trình độ như thế nào, chúng ta khẳng định họ là cõi người trong sáu cõi, không phải cõi trời. Có thể thấy được địa cầu có người, các tinh cầu khác cũng có người. Cõi người mới dùng phương pháp này, nếu như cõi trời thì không cần dùng đến phương tiện này, người cõi trời lữ hành không cần dùng công cụ khoa học, bản thân họ có năng lực, chúng ta gọi là “thần túc thông”, người trời có ngũ thông. Cho nên nghĩ tới nghĩ lui, chúng ta vẫn là phải hồi phục lại bản năng của chính mình, hồi phục sáu loại thần thông không thể nghĩ bàn vốn sẵn có của chính chúng ta, đó mới là cao minh. Nếu như hồi phục lại được rồi, du lịch đến thái không sẽ rất thuận tiện. Một khảy móng tay, một sát na, nơi nào có xa hơn cũng đến được. Không những du lịch tinh cầu không có chướng ngại, mà chân thật trong cõi nước chư Phật so với du lịch tinh cầu này của chúng ta không biết là phải gấp bao nhiêu lần. Đạo lý này các vị phải nên biết.
Ngày nay, tinh cầu mà chúng ta xem thấy được vẫn là dừng lại ở trong không gian ba độ; không gian bốn độ, không gian năm độ, không gian sáu độ, thậm chí không gian duy thứ cao hơn nữa, khoa học chúng ta không đạt đến được, cũng chính là nói giới hạn của không gian không thể đột phá. Nếu như đột phá được giới hạn của thời không, thế giới này hoàn toàn khác nhau. Đột phá được giới hạn này, bạn có thể thấy được cõi trời, bạn có thể đạt đến Trời Dục Giới, Trời Sắc Giới, Trời Vô Sắc Giới, lại có thể siêu việt sáu cõi. Cái đại sáu cõi này chính là đại thiên thế giới. Siêu việt đại thiên thế giới, các cõi nước chư Phật khác bạn liền có thể tiếp xúc được. Cho nên các vị nghĩ xem, không gian tương đối phức tạp, quyết không đơn thuần, không gian chân thật là lớn vô hạn, so với trong tưởng tượng của chúng ta là phải lớn hơn rất nhiều lần, trong Phật Kinh nói là “không thể nghĩ bàn”.
Năng lực của Bồ Tát, các vị phải nên biết, chỗ này nói là Bồ Tát của Thế giới Cực Lạc, chúng ta có phần, chỉ cần chúng ta vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, không luận phẩm vị của chúng ta cao hay thấp, cho dù là hạ hạ phẩm vãng sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư, chúng ta cũng có năng lực này. “Chư Phật sát trung, giai năng thị hiện”, chúng ta chỉ riêng đọc câu Kinh văn này liền có thể thể hội được Thế giới Tây Phương Cực Lạc không đi không được. Nếu không đi thì chẳng phải là một người đại ngốc hay sao? Quyết định phải đi.
“Thị hiện” là gì? Tuyệt đối không thể nói, tôi muốn thị hiện thân tướng gì thì thị hiện ra thân tướng đó. Nếu bạn có muốn thì cũng không được, thì bạn không thể thị hiện. Vô số thị hiện không phải là chính mình muốn. Vì sao thị hiện? Cảm ứng tương thông với mười phương thế giới tất cả chúng sanh mà thị hiện, ứng hiện ra. Chúng sanh có cảm, bạn liền có ứng. Không chỉ cảm ứng tương thông với chúng sanh, phía trước đã từng nói qua với các vị, cùng với chư Phật Bồ Tát cũng là cảm ứng tương thông. Phật có cảm, cảm của Phật là gì vậy? Duyên Phật dạy bảo chúng ta đã chín muồi, đó là cảm của Phật, chúng ta liền đến nơi đó của Phật để bái Phật, để thỉnh pháp, để cầu giáo, đó cũng là ứng. Cho nên cảm ứng đạo giao là nghĩa rộng không phải nghĩa hẹp, không chỉ là đối với cùng một giai tầng, hoặc là đối với một giai tầng thấp hơn, mà đối với tầng Phật cao nhất cũng là như vậy, cũng không hề khác nhau.
Cho nên, cũng giống như trong “Phẩm Phổ Môn”, Bồ Tát Quan Thế Âm đã nói: “Đáng dùng thân gì để độ thì liền hiện ra thân đó, đáng dùng thân gì để tu học thì liền hiện ra thân đó”. Nam nữ già trẻ, các ngành các nghề, mỗi đoàn thể giai tầng trong xã hội, không có thứ nào mà không thể thị hiện. Không chỉ thị hiện chúng sanh hữu tình, mà còn có thể thị hiện chúng sanh vô tình, thị hiện núi sông đất đai, cây cối hoa cỏ, các thứ đều có thể thị hiện, cho nên câu nói này cảnh giới của nó sâu rộng vô hạn. Đó là nói sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chúng ta có được năng lực lớn như vậy.
Đoạn nhỏ thứ hai là thí dụ, thí dụ bạn ở trong cõi nước chư Phật thị hiện vô biên thân. “Thí thiện huyễn sư”, “huyễn sư” này chính là hiện tại chúng ta gọi là thầy ma thuật. Thầy ma thuật biến hóa ma thuật, họ có phương tiện khéo léo, tuy là chúng ta biết được họ biến hiện ra đều không phải là thật, thế nhưng khi bạn đang quan sát thì thấy rất giống như thật, gần như không có chút gì hư dối, bạn không thể thấy ra được. “Hiện chúng dị tướng”. “Chúng” là nhiều người, “dị” là khác nhau. Hai câu nói này chính là giải thích phía trước giai năng thị hiện, giải thích thị hiện, có thể tùy chúng hiện thân. “Thiện huyễn” là có thể tùy chúng hiện thân. Chúng ta đem nó thực tiễn ngay trong cuộc sống hiện thực. Phật Bồ Tát có thể tùy loại hóa thân. Ngày nay chúng ta muốn học tập thì học bằng cách nào vậy? Chúng ta có thể tùy chúng sanh để hiện thân. Lời nói này nói thế nào vậy? Mỗi một người chúng ta ở ngay trong một đời, hoặc giả nói ở ngay trong một năm, ngay trong một ngày, tùy theo hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau của chúng ta, thân phận của chúng ta cũng biến hóa trong đó, cũng là hiện chúng dị tướng. Thí dụ bạn ở trong nhà, bạn ở trong gia đình, đối với cha mẹ bạn thì bạn hiện ra là thân phận con cái, đối với con cái của bạn thì bạn hiện ra là thân phận cha mẹ, đối với em trai bạn thì bạn hiện ra là thân phận anh trai, đối với anh trai thì bạn thị hiện ra là thân phận em trai. Trong gia đình bạn, thân phận này của bạn mỗi giờ mỗi phút đều không như nhau. Rời khỏi gia đình bước vào xã hội, nếu như bạn ở trong một công ty, bạn là ông chủ của công ty, bạn đến công ty thì bạn là thân phận giám đốc, là đổng sự trưởng, hoặc giả bạn là nhân viên trong một công ty thì bạn là thân phận nhân công. Do đây có thể biết, thân phận của chúng ta mỗi giờ mỗi phút đối với những người khác nhau, những việc khác nhau, những vật khác nhau, cũng là mỗi giờ mỗi phút đang khởi biến hóa. Đây nói rõ đạo lý gì vậy? Nói rõ một chân tướng sự thật, tướng không có định tướng, mà tùy theo duyên đang thay đổi, đó mới gọi là chân tướng sự thật. Cho nên, “nhập cảnh tùy tục, thung dung tự tại”, đó là trí tuệ, đó là người sáng suốt.
Hai câu phía sau này chính là trí tuệ: “Ư bỉ tướng trung, thật vô khả đắc”. Cái lý này rất sâu rất rộng, cái lý này phải nói đến bất sanh bất diệt, chúng ta để lại khi giảng “Kinh Hoa Nghiêm” sẽ nói.
Các vị phải biết, tướng là hư vọng, tướng là pháp duyên sanh. Trong Kinh Đại Thừa Phật đã nói: “Tùy duyên chúng sanh mà hiện tướng”. Hiện cái huyễn tướng này, tướng sanh khởi, hoặc giả nói tướng hiện hành đều là có nhân duyên rất phức tạp, người hiện tại nói là điều kiện, điều kiện rất phức tạp. Tướng hiện ra quyết định không có tự tánh, cho nên gọi là “duyên khởi tánh không”, không có tự tánh, không có thật thể, không có một tự thể chân thật. Cho nên, trên “Kinh Bát Nhã” nói với chúng ta: “Vô sở hữu, bất khả đắc”, chỗ này nói “thật vô khả đắc”. Thực tế mà nói, vô khả đắc là thật. Cho nên ở trong tất cả cảnh giới, cái tướng thứ nhất là thân tướng của chính chúng ta, chúng ta gọi nó là chánh báo. Bao gồm tất cả sắc tướng bên ngoài thân chúng ta là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, chúng ta gọi nó là y báo. Vì sao nói “Tướng là hư vọng, tánh là không tịch”? Cái lý này rất sâu, bởi vì trong sự thật này không có năng sở. Nếu như có năng có sở, vậy thì cái tướng này không phải là hư vọng, cảnh giới cũng sẽ thật có. Không có năng sở, tuy là nói có năng hiện sở hiện, trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói rất hay: “Duy tâm sở hiện”, tâm là năng hiện, tướng là sở hiện. Trên Kinh Phật cũng nói năng sở, thế nhưng nói đến sau cùng thì năng sở là một, không phải hai, năng hiện tức là sở hiện, sở hiện tức là năng hiện, việc này thật không dễ hiểu. Cho nên, Phật hay nói ở trên Kinh luận là “toàn vọng tức chân”. Vọng là cái gì? Vọng là tướng, toàn thể vọng tướng chính là chân tánh. “Toàn vọng tức chân”, toàn thể chân tánh chính là vọng tướng. Phật nói hai câu nói này tuy là giao phó rất rõ ràng, rất tường tận, thế nhưng người sơ học chúng ta nghe được, chân thật là vẫn cứ rơi vào trong mù mịt, chưa được rõ ràng là một sự việc.
Cho nên, Phật thường lấy giấc mộng làm thí dụ, chỗ này nói dùng “huyễn sư” để thí dụ cũng rất tốt, thế nhưng dùng cảnh mộng để thí dụ so với đây càng dễ hiểu. Khi chúng ta đang nằm mộng, trong mộng có cảnh giới, vào lúc này thì tâm của bạn ở chỗ nào vậy? Tâm của bạn giống như cái gì? Cả thảy cảnh mộng chính là hiện tướng của tâm biến hiện ra. Tâm không có tướng, thế nhưng có thể hiện tướng, cho nên vào lúc đó, bạn liền biết được tâm của bạn là như thế nào, bạn liền thấy được, bạn liền thấu suốt. Năng biến là tâm, sở biến là vọng tướng, “toàn chân tức vọng, toàn vọng tức chân”, cả thảy cảnh mộng chính là tâm của bạn. Chúng ta đều có kinh nghiệm nằm mộng, từ trong mộng vừa tỉnh dậy, nghĩ lại lời nói này của Phật tràn đầy đạo lý. Có bao nhiêu người có thể thể hội được ý nghĩa này?
Lấy đây làm một thí dụ, quay đầu nhìn lại, nhìn vào nhân sanh hiện thực của chúng ta, nhân sanh hiện thực cùng cảnh mộng không hề khác nhau. Trên Kinh Kim Cang Bát Nhã nói rất hay: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Tất cả pháp hữu vi là chỉ cảnh giới lớn đến như vậy. Trong mười pháp giới đều là pháp hữu vi. Không chỉ sáu cõi, mà Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, Phật của Thông giáo, Phật của Biệt giáo đều là thuộc về pháp hữu vi. Trong pháp hữu vi cũng chính là nói mười pháp giới y chánh trang nghiêm toàn là mộng huyễn bào ảnh.
Vì sao người phàm phu xem cảnh mộng này như thật vậy? Phật nói với chúng ta, đó là bởi vì tất cả chúng sanh biến kế chấp tạo thành. Cái tướng phần này là y theo nó mà khởi lên, chân thật là mộng huyễn bào ảnh, như lộ như điện, một chút không sai. Bạn xem nó là chân thật, bạn ở trong đó khởi lên vô số cảm thọ, đều là thuộc về biến kế sở chấp. Tâm bệnh xảy ra ngay chỗ này, đó là mê. Người ngộ rồi thì như thế nào? Người ngộ rồi thì biến kế sở chấp của họ không còn, xả biến kế sở chấp, họ liền thấy được viên thành thật, liền thấy được chân tướng của mười pháp giới y chánh trang nghiêm. Chân tướng gọi là viên thành thật, hay nói cách khác, rời khỏi vọng bạn liền thấy được chân thật. Bạn muốn chấp trước vọng, chân thật đích thực ở ngay trước mắt, bạn không phát hiện được. Phật Bồ Tát nói với bạn, bạn cũng không thể tin tưởng. Không luận là cảnh giới phàm phu hay là cảnh giới của chư Phật Như Lai thị hiện, tóm lại mà nói đều là bất khả đắc, đều là vô sở hữu, cho nên nói “ư bỉ tướng trung, thật vô khả đắc”, đó là sự thật ngàn vạn lần chính xác. Ở ngay trong những hư huyễn này, bạn có thể thọ dụng, không phải không thể thọ dụng, thế nhưng bạn quyết định không thể nào có được. Nếu bạn muốn có được thì đó là việc không thể được. Khi bạn dùng nó, bạn sẽ dùng được rất tự tại, nhưng quyết định bất khả đắc. Trên “Kinh Bát Nhã” nói rất hay: “Ba tâm bất khả đắc”, nói rõ cái gì? Bạn năng đắc bất khả đắc. Bạn sở đắc là cảnh giới bên ngoài. Cảnh giới bên ngoài là tất cả người, sự vật; cảnh giới bên ngoài là “nhân duyên sanh pháp, duyên khởi tánh không”, đương nhiên cũng là bất khả đắc. Đó là Phật thường nói: “Duyên sanh chi pháp, một hữu tự tánh, đương thể giai không, liễu bất khả đắc”, cho nên năng đắc, sở đắc đều bất khả đắc. Nếu như các vị chân thật có thể hiểu được chân tướng này, tâm của các vị liền định, vọng niệm của các vị sẽ không còn. Nếu bạn vẫn còn có vọng tưởng, vẫn còn có vọng niệm, thì bạn không hề biết gì đối với chân tướng sự thật. Tuy là ngày ngày đọc Kinh, nghe giảng nhưng không hề hiểu, không hề tường tận, cho dù Kinh này đã đọc hết mấy ngàn biến, mấy vạn biến vẫn là khởi vọng tưởng. Ở trong cảnh giới vẫn là có được mất, vẫn là có thị phi, vẫn là có nhân ngã, đó chính là bạn đọc có được nhiều hơn, bạn có nghiên cứu được sâu hơn, bạn cũng nói được rõ ràng đạo lý, thế nhưng bạn chưa vào được cảnh giới này. Hay nói cách khác, chánh thọ của chư Phật Bồ Tát, bạn không cách nào có được. Chánh thọ là thọ dụng chân thật, cũng chính là chúng ta nêu ra để làm tiêu đề: “Tự tại tùy duyên”. Tự tại, tùy duyên là thọ dụng chân thật; chân thật tự tại, chân thật tùy duyên, một niệm không sanh.
Sau cùng là một tổng kết: “Thử chư Bồ Tát, diệc phục như thị”. “Thử chư Bồ Tát” là những vị Bồ Tát dự hội này. Chúng ta xem thấy ở trên Kinh, đại chúng tham dự pháp hội này là hơn hai vạn người. Trong đó, chúng Tỳ kheo xuất gia là một vạn hai ngàn người, chúng Tỳ kheo ni là năm trăm người, chúng cư sĩ tại gia có bảy ngàn người, nữ chúng tại gia có năm trăm người, đó là chúng mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Trên Kinh ghi chép có hai vạn người, còn mắt thịt chúng ta không nhìn thấy được thì nhiều vô kể. Trong đạo tràng này có thiên thần, có quỷ thần, còn có rất nhiều Bồ Tát ở thế giới phương khác không hề thị hiện sắc tướng nên chúng ta không thấy. Thỉnh thoảng có mấy vị đại biểu thì họ thị hiện có sắc thân, đó là mấy vị đại biểu cho Bồ Tát các thế giới phương khác. Không hiện sắc thân thì không biết là nhiều đến bao nhiêu. Ý nghĩa chân thật câu “thử chư Bồ Tát” là bao gồm mỗi một vị đồng tu chúng ta ở trong đó. Bạn là chúng xuất gia, chính là ở chỗ này nói Tỳ kheo, Tỳ kheo ni; bạn là chúng tại gia thì chính là chỗ này gọi là thanh tín sĩ. Do đây có thể biết, quan hệ của Kinh này rất mật thiết với chúng ta đến như vậy. Chúng ta ở ngay trong một đời này, gặp được pháp môn này thật hoan hỉ.
Chúng ta xem tiếp đoạn Kinh văn phía sau. Kinh văn tuy là không dài, càng nói càng sâu, càng nói càng diệu.
***********
Kinh văn: “Thông chư pháp tánh, đạt chúng sanh tướng”.
“Thông” là hoàn toàn không có chướng ngại, hợp lại với chữ “đạt” phía sau chính là thông suốt triệt để. Kinh văn này là liên kết lại, nếu như bạn không biết mười pháp giới y chánh trang nghiêm thật vô khả đắc, thì bạn không thể đoạn vọng tưởng, thì bạn không thể thành nhất tâm. Chúng ta niệm Phật, mục đích phải đạt đến nhất tâm bất loạn. Vì sao nói bạn không hiểu rõ chân tướng sự thật thì bạn không thể đạt đến được nhất tâm bất loạn? Như thường nói là bạn không buông bỏ được. Chỉ có người hiểu được tường tận, hiểu được thông suốt chân tướng sự thật thì họ mới thật buông bỏ, ở trong tất cả cảnh giới, đích thực là như trên “Kinh Kim Cang” đã nói: “Bất thủ ư tướng, như như bất động”, không còn dính mắc tướng bên ngoài. Vì sao vậy? Thật vô khả đắc, không còn chấp trước đối với tất cả tướng cảnh giới. Có thể phân biệt, quyết định không có chấp trước, không có chấp trước thì liền buông bỏ. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ chấp trước. Sau khi buông bỏ chấp trước thì bạn liền được định, liền vào các Tam Muội, bạn được chánh thọ. Vào định thì khai trí tuệ, cho nên hai câu này là huệ khai.
“Thông chư pháp tánh”, câu này ý nghĩa thế nào? Trong Thiền Tông nói “minh tâm kiến tánh”, câu nói này là kiến tánh; trong Phật pháp Đại Thừa nói “được căn bản trí”.
“Đạt chúng sanh tướng”. Chúng sanh tướng là hiện tượng. Chúng sanh ở chỗ này là nghĩa rộng, bao gồm tất cả hiện tượng đều là chúng duyên hòa hợp mà sanh khởi. Chúng sanh ở ngay chỗ này vạn nhất không nên xem đó là người, là những động vật, là chúng sanh hữu tình chín pháp giới, như vậy thì bạn hoàn toàn sai lầm. Chúng sanh chỗ này là hiện tượng do các duyên hợp lại mà sanh khởi ra. Hiện tượng này không chỉ là mười pháp giới y chánh trang nghiêm, mà trong Pháp Giới Nhất Chân cũng bao gồm ở trong đó. Thế giới Tây Phương Cực Lạc mà trong quyển Kinh này đã nói, Thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật mà “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói đều gọi là chúng sanh tướng. Đây chính là nói những hiện tượng này do đâu mà sanh khởi, ngõ ngách, ngọn nguồn, nhân quả, lý sự, bạn rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, cái trí này gọi là Hậu đắc trí. Hậu đắc trí là gì? Không gì không biết. Phía trước nói “thông chư pháp tánh” là Bát Nhã Vô Tri, câu phía sau “đạt chúng sanh tướng” là vô sở bất tri. Đó là thành tựu trí tuệ viên mãn. Thực tế mà nói, trí tuệ viên mãn là tự tánh vốn đầy đủ. Trí tuệ của tự tánh đầy đủ hoàn toàn thoát khỏi chướng ngại. Tất cả hiện tại liền gọi là thành tựu trí tuệ viên mãn, không phải là rời khỏi tự tánh riêng có thành tựu, vậy thì bạn sai rồi. Tự tánh vốn đủ.
Cổ đức vì chúng ta giải thích chữ Phật Đà có ba ý nghĩa. “Phật” có ba loại trí, ba loại giác, ý của Phật là trí giác. Trí là thể. Giác là tác dụng. Ba loại trí này chính là nhất thiết trí, đạo chủng trí, nhất thiết chủng trí.
“Nhất thiết trí” là nói gì vậy? Nhất thiết trí chính là thông chư pháp tánh, chính là căn bản trí. Biết được vạn pháp giai không, biết được tất cả pháp vô sở hữu, bất khả đắc, đó là thuộc về nhất thiết trí. Căn bản trí chính là nhất thiết trí.
“Đạo chủng trí” nói như thế nào vậy? “Chủng” là trùng trùng, chính là cái ý rất nhiều chúng. “Đạo” là đạo lý. Những hiện tượng chúng nhiều này, đạo lý gì sanh khởi ra? Thông đạt loại trí tuệ này thì gọi là đạo chủng trí. Cái “chủng” này là bao gồm Pháp Giới Nhất Chân, mười pháp giới, bao gồm tận hư không khắp pháp giới tất cả cõi nước chư Phật y chánh trang nghiêm, chính là “Đạt chúng sanh bổn” mà ngay chỗ này nói. Đây là thuộc về đạo chủng trí.
“Nhất thiết chủng trí” chính là nói nhất thiết trí và đạo chủng trí là một, không phải là hai. Nếu bạn đem nó phân làm hai sự việc thì sai rồi. Nó là một sự việc, như vậy bạn mới vào được pháp môn không hai. Vào pháp môn không hai chính là chứng Pháp Giới Nhất Chân.
Do đây có thể biết, ngay trong Phật pháp, quyết không cho phép chúng ta rơi vào một bên nào. Căn bản trí và hậu đắc trí là hai bên, nhất thiết trí và đạo chủng trí cũng là hai bên, không cho phép bạn rơi vào một bên nào, biết được nó là một chỉnh thể viên mãn, đó chính là pháp môn không hai. Đây thực tế là trí tuệ chân thật, trí tuệ của họ khai mở. Sau khi trí tuệ khai thì liền được đại thọ dụng. Thọ dụng gì vậy? Chúng ta xem hai câu phía sau: “Cúng dường chư Phật, khai đạo quần sanh”.
****************
Kinh văn: “Cúng dường chư Phật, khai đạo quần sanh”.
Họ khởi tác dụng, “thượng cúng chư Phật, hạ hóa chúng sanh”. Do đây có thể biết, nếu như chính mình không có giới-định-huệ tam học chân thật, thì bạn không thể cúng Phật, bạn cũng không thể lợi sanh. Do đây có thể biết, bốn chúng đồng tu chúng ta, không luận tại gia hay xuất gia, nhất định phải chân tu. Tu cái gì? Giới-định-huệ tam học. Giới-định-huệ vừa triển khai chính là từng việc nhỏ nhất ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Pháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: 14
Hôm nay: 82
Tháng hiện tại: 3715
Tổng lượt truy cập: 215515
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-