Ngắn ngủi lắm, nhởn nhơ say đắm
Của hoại phù, thăm thẳm trả vay ( nhân quả)
Cứ niệm sai khởi suốt tháng ngày
Cái nhân đó, chạy đâu cho thoát
Gieo hạt đắng, muốn ăn trái ngọt
Thật đúng tham, khó lọt vần xoay
Nghĩ cõi nầy, đầy đủ sum vầy
Không hay biết, vô thường chờ sẵn
Hoại hư giả, ôm mang nhiều nặng
Khổ càng chồng, không giảm toàn tăng
Không nhìn ra, tội nghiệp vĩnh hằng
Không chuyển sửa, ăn năn thay đổi
Không bi nhẫn, ác tâm gian dối
Không bao dung, chỉ nói lỗi người
Không thiện lành, toàn hư ngụy trêu ngươi
Không từ ái, chê cười người tu tập
Không nhường nhịn, thích hơn thua cao thấp
Không hiền hòa, tranh chấp giỏi thị phi
Không tin đây nhân quả trả tức thì
Không tin PHẬT, khắc ghi lời Ngài dạy
TỔ 17, đời nầy không còn nữa (Ân sư Tịnh không)
Ta tự mình, chuyên tín nguyện được chưa
Niệm PHẬT đi, và học pháp đã vừa ( thời gian đã ngắn)
Nếu thờ ơ, vô thường không còn nữa
Ta tuy sống, chớ không quyền chọn lựa
Cái mạng nầy, đừng hứa để già tu
Sức khỏe kia, nó như một kẻ thù
Nay đau nhức, mai khiến ta muốn ngủ
Bởi chúng ta vốn mê ngu thật sự
Giả hoại phù, cứ ôm giữ sâu dầy
Tưởng của mình, lớn nhỏ hết nơi đây
Không bỏ sót, một giây tâm không động
Nào hay biết, thân ta mạng ngắn mỏng
Thở không xong, tên đã có sáu vòng
Cõi ta bà mọi thứ nó vốn không
Ta mê muội, ngày ngày say khoái mộng
Không biết sợ, cũng không tin nhân quả
Khởi niệm ra, toàn chiêu cảm nghiệp về
Ngũ dục mê, ba cõi cũng vẫn mê
Không hề biết ngán chê nơi ái nhiễm
Biết rằng khổ, nhưng mãi tìm tính kiếm
Lại vô minh, muốn sống tốt đẹp im
Đừng ngu si, quả trổ nghiệp đến tìm
Trả quằn quại, tội ghim trong sanh tử
Đau đớn lắm vần xoay từ nhân xấu
Chúng ta mê, có nhìn thấu bao giờ
Người cuối rồi, sau khó trở lại đây
Khó khó lắm, thân nầy không có nữa
Tin lời PHẬT, Tây Phương ta nương tựa
Làm tốt đi, PHẬT đã hứa rước rồi
Được về tây, thì hết khổ vần trôi
Không sanh tử, không luân hồi mê dục
Tốt vĩnh viễn, chớ không hề một lúc
Như thế gian, cái tốt ẩn cái buồn
Toàn đau thương nó bây bủa nhiều luôn
Sợ vay trả, chúng ta cùng buông xuống
Không lưu luyến, cũng không tiếc uổng
Vì biết rồi, nó đưa xuống A Tỳ
Đừng ai ơi, nó đang dụ lôi đi
Vào ác đạo, kéo ghì vô lượng kiếp
Thời gian còn, nếu tu thì vẫn kịp
Một niệm quay, thoát kiếp khổ của mình
Một niệm là, cực lạc quyết cầu sinh
Thì đã cứu mình ngay hiện tại
Không chấp trước, những gì như xưa mãi
Bỏ ngoài tai, không dính mắc não phiền
Vì chúng sanh, họ còn tánh đảo điên
Ta thì khác, không thấy phiền thấy chướng
Ta chỉ biết, cõi tây phương tin tưởng
Còn lại thì, ai vui sướng kệ người
Ta đang làm, ta thấy cuộc sống tươi
Vui trong pháp, người ngoài không có được
Ta có chút nhân duyên từ kiếp trước
Quả lành nầy có được biết tu hành
Đủ duyên sâu nên tin pháp cầu sanh
Phước duyên lớn, quyết thành trong kiếp cuối
Đã tường tận mạng nầy đang ngắn ngủi
Nên buồn vui không quan trọng với ta
Chỉ quyết lòng phải thoát khỏi sáu nhà (lục đạo)
Làm chân thật, trẻ già đều lợi ích
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
A Di ĐÀ PHẬT A Di ĐÀ PHẬT
Bao nhiêu vay trả vần xoay
Khổ ôi đã đủ,, giả nầy đừng Mê....

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Pháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: 30
Hôm nay: 64
Tháng hiện tại: 3697
Tổng lượt truy cập: 215497
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-