NGƯỜI TA LÀM 10.000 VIỆC TỐT, 100.000 VIỆC TỐT, KHÔNG BẰNG QUÝ VỊ NIỆM MỘT CÂU A DI ĐÀ PHẬT.
Mấy câu này quan trọng hơn tất cả, chúng ta có thể tin, có thể tiếp nhận, có thể y giáo phụng hành, là người đại trí huệ, người đại phước đức, tại sao vậy? Bởi đời này họ thành Phật rồi. Nếu không phải là đại trí huệ, đại phước đức thì chắc chắn có hoài nghi, gọi là bán tín bán nghi, họ không thể y giáo phụng hành. Họ biết nói cho người khác nghe, nhưng chính họ làm không được, là nguyên nhân gì? Thiện căn phước đức chưa đủ. Làm thế nào để bổ sung? Lão thật niệm Phật là bổ sung, bổ sung rất nhanh. Giống như tấm gương của lão Hòa thượng Hải Hiền, một năm, hai năm, ba năm thì bổ sung đủ rồi. Tại sao vậy? Bởi hiện nay quý vị thật sự biết, thế nào là đại phước đức, thế nào là đại trí huệ, thế nào là đại nhân duyên, Nam Mô A Di Đà Phật. Chỉ cần nắm chắc câu Phật hiệu này, niệm niệm không quên, đi đứng ngồi nằm đều không rời Phật hiệu này, rất nhanh thì thiện căn phước đức nhân duyên của quý vị bổ sung đầy đủ rồi. Nếu tu Pháp môn khác, phải bổ sung, thì quá khó quá khó rồi, quý vị phải làm bao nhiêu việc tốt? Người ta làm 10.000 việc tốt, 100.000 việc tốt, không bằng quý vị niệm một câu A Di Đà Phật. Vì sao người khác không làm? Bởi không tin. Nếu họ tin, thì thật đạt được rồi. Tiên sinh Viên Liễu Phàm làm 3.000 việc tốt mới có thể thay đổi vận mạng, làm 10.000 việc tốt mới kéo dài được tuổi thọ, ngài ấy không biết, nếu là niệm A Di Đà Phật thì điều đó càng tuyệt vời hơn, phước báo của ngài ấy không chỉ là tăng gấp mười lần. Chúng ta phải hiểu rõ được chân tướng sự thật này, từng câu là lời thật, đức Phật biết. Chúng ta nhất định phải biết, trí giác của Như Lai khó đo lường, thần thông vô ngại, định huệ Như Lai khó đo lường, thần thông vô ngại, định huệ thông suốt rốt ráo, tự tại với pháp, với tất cả những lời Phật nói: chẳng thể không tin, không tin thì sai rồi. Vì vậy Niệm công ở đây khuyên chúng ta, lời đức Thế Tôn nói, chân thật không dối, nhất nhiết chớ nghi ngờ, chỉ nên ngưỡng tín, ngưỡng là cung kính, nhất định phải tin tưởng. Chúng ta ngu si, tập khí phiền não rất nặng, không hiểu rõ chân tướng sự thật, nhưng chỉ cần là lời của đức Thế Tôn nói, thì chúng ta không hoài nghi. Trích từ Tập 135, Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú năm 2014, Hòa Thượng Tịnh Không giảng.

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Pháp Ngữ Mới Nhất
Thống Kê Truy Cập
Đang truy cập: 17
Hôm nay: 53
Tháng hiện tại: 3686
Tổng lượt truy cập: 215486
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-