Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

PHẨM BA MƯƠI LĂM

TRƯỢC THẾ ÁC KHỔ

Phật bảo Di Lặc: “ Các ngươi sanh trong đời này tâm ý chánh trực không làm điều ác đó là có Đức hạnh lớn.” Vì sao vậy?

Mười phương thế giới của Chư Phật thiện nhiều ác ít rất rễ khai hóa. Chỉ có thế gian năm ác trược này rất là cực khổ. Ta này thành Phật ở đây để giáo hóa quần sanh bỏ năm điều dữ, dứt năm sự thống khổ, lìa năm sự thiêu đốt, điều phục tâm ý khiến làm năm điều lành, phước đức được thành tựu.

Những gì là năm?

Điều thứ nhất: Các loại chúng sanh ở thế gian thích làm điều ác, mạnh hiếp yếu, chèn ép nhau, tán sát tổn hại ăn nuốt lẫn nhau, không biết làm lành để chịu hậu quả nên có kẻ cùng khổ, cô độc, câm điếc đui ngọng, si ác ngông cuồng là do đời trước không tin đạo đức, không chịu làm lành. Những hạng tôn quí, hào phú, hiền minh, trưởng giả, trí dõng tài cao là do biết từ ái hiếu thuận tu thiện tích đức từ đời trước.

Khi còn sanh tiền đã làm sai trái sau khi mạng chung vào chốn U minh chuyển thọ thân hình sanh vào các nẻo nên có địa ngục, súc sanh- Ví như lao ngục ở thế gian có cực hình cực khổ. Thần thức tùy tội đã tạo mà thọ mạng có dài ngắn theo nhau trả báo, tội ác chưa hết lại tiếp tục chịu tội xoay vần nhiều kiếp không thôi rất khó giải thoát, khổ thống không thể nói hết được! Ác đạo tuần hoàn cảm ứng tự nhiên tuy không báo ứng tức thời nhưng thiện ác chung qui vẫn phải chịu quả báo.

Điều thứ hai: Nhân loại thế gian không theo Pháp luật, hoang dâm thoái quá mặc tình phóng túng, trên thì không minh, tại vị không chính, hãm hại oan uổng, tổn hại trung lương, tâm miệng khác biệt, mưu toan nhiều bề, trong ngoài dối trá, giận dỗi ngu si, muốn lợi về mình, tham lam không chán, lợi hại được thua, oán giận thành thù, tan nhà mất mạng, không xét trước sau, giàu có keo kiệt không chịu bố thí chất chứa cho đầy, nhọc tâm khổ thân đến khi mạng chung không đem được gì, thiện ác họa phước tùy nghiệp thọ sanh, hoặc sanh vào nơi sung sướng hay vào chốn khổ độc. Thấy người làm lành lại còn hủy báng không chịu bắt chước, thường nghĩ trộm cắp rình đoạt của người tiêu phá hết rồi lại đi tìm nữa. Chết đọa vào ba đường ác chịu vô lượng khổ xoay vần nhiều kiếp rất khó ra khỏi, đau khổ vô cùng.

Điều thứ ba: Người đời nương nhau mà sống còn trong trời đất, thọ mạng chẳng được là bao? Kẻ bất lương tâm không chính đính, ôm lòng tà ác, luôn nghĩ dâm dục, phiền não tràn hông, thái độ tà lụy buông lung, hao tổn tài sản, làm điều phi pháp, ai cầu xin gì cũng không chấp nhận, lại còn tụ bè kết đảng, hưng binh gây chiến đánh cướp giết hại chiếm đoạt bức hiếp chu cấp cho vợ con no thân hưởng lạc khiến người chán ghét, lo lắng khổ cực, tạo nhiều tội ác chết vào tam đồ chịu vô lượng khổ qua lại nhiều kiếp khó được giải thoát, khổ đau khôn xiết.

Điều thứ tư: Người ta ở đời không chịu tu thiện, nói dối, nói lời hung dữ, nói đâm thọc, nói thêu dệt, ganh ghét người lành hãm hại người hiền, bất hiếu với cha mẹ, khinh mạn sư trưởng, chẳng thành tín với bằng hữu, tự cao tự đại, cho mình có lý, cậy mình ỷ thế, lấn hiếp mọi người mong người kính nể, không biết hổ thẹn, ôm lòng kiêu mạn, khó thể giáo hóa. Nhờ chút phước đức từ đời trước đời này làm ác phước đức mất hết, thọ mạng hết rồi các điều ác bao vây, oán cừu dẫn dắt không sao tránh khỏi chỉ việc tiến vào vạc lửa, thân thể tan nát, tâm thần thống khổ bấy giờ nghĩ lại ăn năn thì đã muộn rồi!

Điều thứ năm: Người đời phóng túng lười biếng không chịu làm lành tu sửa thân tâm; cha mẹ khuyên bảo ngang trái chống đối như là oan gia, phụ bạc ân nghĩa không chút báo đền, phóng túng lêu lổng, rượu chè xa hoa, đần độn bướng bỉnh, chẳng chút lễ nghĩa, không thể can gián, giao tiếp lục thân quyến thuộc không chút ân tình, không nhớ ơn cha mẹ, không đoái nghĩa thầy trò bằng hữu chỉ lo cho tự thân, không được một điều lành, không tin Phật pháp, không tin sanh tử thiện ác muốn hại hiền nhân, phá hoại Phật pháp, ngu si ngông muội tự cho thông minh không biết từ đâu sanh đến chết sẽ đi về đâu, bất nhân bất thuận lại mong muốn trường thọ. Thương xót khuyên bảo lại không chịu nghe khô hơi khản tiếng cũng thành vô ích. Tâm ý cố chấp không chịu thấu hiểu mạng chung cận kề hối tiếc đã không tu thiện đến khi nhắm mắt ăn năn hối hận sao còn kịp nữa!

Trong vũ trụ năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối. Ai hay biết được? chỉ có đức Phật khai thị chỉ dậy, người tuân hành rất ít nên sanh tử không thôi, ác đạo không dứt. Người đời tạo ác như thế nên tự nhiện có ba đường ác chịu vô lượng khổ, xoay vần nhiều kiếp không có hạn kỳ ra khỏi, khó được giải thoát, đau đớn không thể nói được. Do vậy nên có ngũ ác, ngũ thống, ngũ thiêu như lò lửa lớn thiêu đốt thân người.

Nếu “tự nhất tâm giữ ý, đoan thân chánh niệm, ngôn hành tương xứng, chí tâm làm lành, không làm việc ác” thì được độ thoát, đầy đủ phước đức được trường thọ đến đạo Bồ Đề. Đây là năm điều đại thiện.

Bình luận PHẨM BA MƯƠI LĂM TRƯỢC THẾ ÁC KHỔ
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 16
  • Hôm nay: 80
  • Tháng hiện tại: 3713
  • Tổng lượt truy cập: 215513
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com