Thật Vì Sanh Tử - Phát Bồ Đề Tâm - Dùng Tín Nguyện Sâu - Trì Danh Hiệu Phật - Tâm Bồ Đề Cần Xuyên Suốt Cả Một Đời - Bồ Đề Tâm Chính Là Chân Tâm - Nam Mô A Di Đà Phật.

Sát sanh cúng tế khi người thân chết chính là hại người đã mất. Vì sao vậy? Vì việc sát hại cho đến tế lễ đó không có được mảy may năng lực gì cho người mất mà chỉ kết thêm tội duyên làm cho sâu nặng hơn thôi. Chúng ta dứt khoát không thể coi thường đoạn khai thị này. Phải ghi nhớ lỹ càng, việc này chúng ta thường gặp, nhất định phải nói cho rõ ràng, nói rành rẽ làm cho họ giác ngộ. Cúng tế quỷ thần chân thật chẳng có giúp ích được mảy may gì cho người mất, tuyệt đối đừng khởi vọng tưởng người mất tạo tội nghiệp chúng ta cúng quỷ thần, quỷ thần sẽ tha thứ cho họ, quỷ thần sẽ xá miễn cho họ. Không có đạo lý này. Trong thế gian có thể có một số người tham lam ăn hối lộ làm sai phép chứ trong giới quỷ thần không có. Người xưa có câu “ Thông minh chánh trực mới làm thần” việc cấu kết nịnh lọt quỷ thần hy vọng quỷ thần có thể tha thứ, xá miễn là một tâm lý sai lầm. Thực hiện một hành vi phạm tội làm sao có thể được giúp đỡ. Cho nên cách làm này chỉ làm kết thêm tội duyên mà thôi. Người hiểu đạo lý này thì trong các hôn lễ, đám ma, tiệc vui, ăn mừng trên thế gian, trong những buổi tiệc này quyết không được sát sanh. Sát sanh chính là như hai câu sau đây” Chỉ kết tội duyên tăng thêm sâu nặng”. Kinh này nói rất nhiều, rất tường tận. Làm lễ mừng ngày sanh, mừng thọ bạn hi vọng trường thọ lại sát hại những chúng sanh này bạn có thể được trường thọ hay sao? Con người có cái khổ già, khổ bệnh, lúc lâm chung chúng ta nhìn thấy tướng trạng đau khổ đó đều đến chẳng chịu nổi. Tại vì sao lại có những tướng trạng đó? Vì họ chẳng hiểu đạo lý cả đời đi kết tội duyên với chúng sanh. Cho dù những người giàu có, trưởng giả trong thế gian cũng không thể tránh khỏi. Lúc người giàu chết đi tạo ra đủ mọi nghiệp chướng. Chúng tôi đã từng tận mắt nhìn thấy lúc người giàu, quý tộc ở thế gian chết đi thường phải chịu bệnh khổ trong một thời gian dài, hiện nay gọi là chứng người già mất trí nhớ, đến thời kỳ cuối cùng  thì bất tỉnh nhân sự chẳng nhận ra người nhà, thân thích, mê hoặc điên đảo. Trong những tình trạng như vậy họ sẽ sanh về đâu, đương nhiên sẽ sanh về tam ác đạo. Cả đời có phát đạt, có huy hoàng đến mấy khi chết đi phải đọa vào tam ác đạo bạn xem họ có thành tựu gì hay không? Chẳng bằng một người nghèo khổ ở thế gian thật thà niệm phật tiền đồ của họ là đến tây phương cực lạc thế giới làm phật, làm sao có thể so sánh cùng họ được chứ. Cho dù bạn có được tài sản ức vạn ở thế gian cũng chẳng sánh bằng người nghèo mà niệm phật vãng sanh. Chúng ta thấy họ biết trước giờ ra đi tự tại vãnh sanh chẳng có một chút bệnh khổ nào, đứng vãnh sanh, ngồi vãnh sanh đó mới gọi là phước báo chân thật, đó mới là sự hưởng thụ tối cao của nhân sanh.
Trong lúc lâm chung sợ nhất là mê hoặc điên đảo , lúc lâm chung mà mê man thì dù trợ niệm cũng không được ích gì. Khi hộ niệm thì nhất định người bệnh phải thần trí sáng suốt, mãi cho đến tắt thở cũng phải tỉnh táo, không mê man được vậy thì hộ niệm sẽ giúp rất nhiều. Nếu họ có thể nhất tâm phật thì nhất định sẽ được sanh tịnh độ.
Cho nên chúng ta phải nghĩ xem tương lai lúc mình lâm chung sẽ mê hoặc điên đảo hay không? Muốn mình lâm chung không bị mê man, rối loạn thì nhất định phải tu phước. Người xưa nói đến ngũ phước: phước thứ 5 trong ngũ phước theo cách nói hiện nay chính là chết lành, đó thật là có phước, chết lành thì nhất định sẽ sanh lành, nghĩa là tương lai bạn đầu thai nhất định sẽ sanh đến cõi lành, đây là đạo lý nhất định. Nếu lúc chết bị mê man, rối loạn thì sẽ không sanh đến cõi lành được. Do đó có thể biết chúng ta trong đời này phải dứt đừng kết oán thù với chúng sanh, nhất định không được làm tổn hại đến một  chúng sanh nào. Chúng sanh đều là phàm phu khi bạn gây tổn thương cho họ, họ ôm hận trong lòng vĩnh viễn chẳng quên đợi có cơ hội liền trả thù, oan oan tương báo dây dưa không dứt. Không những không được sát hại chúng sanh mà làm cho chúng sanh khởi phiền não cũng là tội lỗi rồi. Khi mình làm cho chúng sanh khởi phiền não họ sẽ làm cho mình sanh phiền não, oan oan tương báo. Do đó nếu muốn trên đường bồ đề được thuận buồm xuôi gió thì phải ghi nhớ hai câu “ đừng kết oán thù với chúng sanh”./. Trích từ kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện giảng ký tập 25- Ân sư tịnh không chủ giảng

 

Bình luận SÁT SANH CÚNG TẾ CHO NGƯỜI CHẾT LÀ HẠI NGƯỜI CHết- XIN ĐỪNG SÁT SANH
Ảnh đại diện
Anh   Chị
Video mới nhất
QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

QUẢ BÁO CỦA VIỆC THỦ DÂM, HÀNH DÂM NƠI ĐỊA NGỤC- NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TƠ HÀO KHÔNG SAI

Xem video
ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

ĐỊA NGỤC BIẾN TƯỚNG ĐỒ- GIÁO DỤC NHÂN QUẢ THIỆN ÁC- XIN HÃY LẮNG NGHE

Xem video
Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Giới Luật 027- Tại Gia Luật Yếu Quảng Tập - Kinh Ngũ Giới Tướng - Buổi 13- Giới Vọng Ngữ - Phần 1

Xem video
Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Sự thật kỳ lạ ở Cõi Tây Phương Cực Lạc - Pháp Sư Tịnh Không | Phật Pháp Nhiệm Màu

Xem video
KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

KC122- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 5 - Buổi 2 || Thích Thiện Trang

Xem video
KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

KC120- Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tuyển Giảng- Phẩm Thứ 4 - Buổi 23 || Thích Thiện Trang

Xem video

Thống Kê Truy Cập

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 83
  • Tháng hiện tại: 3716
  • Tổng lượt truy cập: 215516
mopham

Các bậc tiền bối của Tịnh Độ

Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư? 

-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-

 

Thiết Kế Web Bởi SangTaoAds.Com