A DI ĐÀ PHẬT
Một câu phật hiệu này cổ đại đức đều nói là vạn đức hồng danh vì sao vậy? Vì câu phật hiệu này bao gồm khắp pháp giới, hư không giới không bỏ sót một pháp nào cho nên câu phật hiệu này là tất cả chư phật lấy làm nguyên tắc chung, phương pháp chung để độ tất cả chúng sanh ở trong vô lượng vô biên pháp giới. Cho nên đại sư thiện đạo nói rất hay “Chư phật sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết di đà bổn nguyện hải”.
Niệm câu danh hiệu này phải niệm được tương ưng. Bạn không thể không biết ý nghĩa của câu danh hiệu này, nghĩa lý của danh hiệu thì bạn phải nên biết. Nếu như bạn muốn biết hàm nghĩa bên trong của câu danh hiệu này vậy thì bạn không thể không đọc kinh chính là kinh luận của tịnh độ.
Hiện tại tịnh tông có 5 kinh 1 luận nếu như bạn có thể hiểu rõ thì khi bạn niệm câu phật hiệu này bạn liền sẽ sanh tâm hoan hỷ. Nếu như bạn không biết ý nghĩa của danh hiệu thì niệm lâu này sẽ phiền muộn, không yêu thích, không muốn niệm nữa. Có rất nhiều người niệm phật niệm được hai đến ba năm thì không niệm nữa, họ không muốn niệm nữa nguyên nhân vì sao vậy? Vì họ không hiểu ý nghĩa của Danh hiệu, họ niệm mà cảm thấy vô vị, suốt ngày từ sớm đến tối niệm để làm gì chứ? Nếu như bạn hiểu được nghĩa thú của danh hiệu thì mỗi tiếng niệm phật trên thông với chư phật thì giống như băng tần của chúng ta phủ sóng với băng tần của các ngài rất là thích, dùng cái tín hiệu này để qua lại với chư phật bồ tát, thường xuyên qua lại với các ngài, dưới thông với 9 pháp giới chúng sanh cũng là dùng câu phật hiệu này. Cho nên câu phật hiệu này đều phá tan hết tất cả các chướng ngại trong pháp giới, hư không giới; các nhà khoa học hiện nay gọi là không gian, không đồng duy thứ. Câu danh hiệu này xác thực là có thể nối liền toàn bộ không gian, không đồng duy thứ, chúng ta cùng Chư phật như lai và tất cả chúng sanh hợp thành một thể điều này thật là thú vị vô cùng, vui sướng không gì bằng. Cho nên bạn sẽ niệm đến pháp hỷ sung mãn, niệm cho đến khi thường sanh tâm hoan hỷ./.
Trích đoạn từ giảng kinh vô lượng thọ tập 339- Ân sư tịnh không
mopham
Các bậc tiền bối của Tịnh Độ
Pháp môn Tịnh độ Lý cực cao sâu, Sự cực giản dị. Do vậy, người thiên tư thông mẫn, tri kiến cao siêu thường xem Tịnh độ là pháp tu của bọn ngu phu, ngu phụ, chẳng chịu tu trì. Nào biết đây là pháp môn rốt ráo để mười phương Tam thế hết thảy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới độ chúng sinh, thành thủy, thành chung. Họ thấy kẻ ngu phu, ngu phụ tu được pháp nầy bèn coi thường, sao chẳng xét trong hội Hoa Nghiêm, bậc đã chứng bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, vẫn phải dùng mười đại nguyện vương hồi hướng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc ngõ hầu viên mãn Phật quả? Miệt thị pháp môn Tịnh độ chẳng chịu tu là coi những vị trong hội Hoa Nghiêm thuộc hạng người gì? Chỗ quy tông cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm có đáng nên tôn trọng hay nên coi thường đây?
Có thái độ như vậy không có gì khác hơn là do chưa xét kỹ nguyên do của từng pháp môn thông thường và đặc biệt, cũng như Tự lực, Phật lực, đại, tiểu, khó, dễ, nên mới đến nỗi như thế. Nếu đã xét kỹ, há chẳng học đòi Hoa Nghiêm hải chúng, nhất trí tiến hành cùng cầu vãng sinh ư?
-ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC-